Nợ công tối ưu 68% GDP

Description: Nợ công tối ưu 68% GDP

 

Cách tính nợ công của các tổ chức nước ngoài khuyến nghị áp dụng không được coi là chuẩn mực cho Việt Nam.

TS. Nguyễn Thạc Hoát, Trưởng khoa Tài chính tiền tệ của Học viện Chính sách và Phát triển khẳng định, các con số về nợ công được tính toán dựa trên hướng dẫn của các tổ chức quốc tế là không phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Ông Hoát nhấn mạnh điều này để mở đầu cho nghiên cứu “Xác định phạm vi nợ công, trần nợ công an toàn của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020” do nhóm nghiên cứu của Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện.

“Lọt lưới” nhiều trách nhiệm nợ

Báo cáo của nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện nay có 4 tổ chức quốc tế đưa ra tài liệu hướng dẫn về nghiệp vụ thống kê nợ công, song đều không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ giám sát với bất kỳ quốc gia nào. Bản thân các tổ chức này cũng không tuyên bố đây là chuẩn mực quốc tế về phạm vi xác định nợ công.

Chẳng hạn, phạm vi xác định nợ công Việt Nam khác với IMF và WB là không bao gồm nợ NHNN và nợ của DNNN tài chính và phi tài chính, theo ông Hoát là hoàn toàn hợp lý. Bởi NHNN không có chức năng vay nợ để phục vụ mục đích tài chính mà chỉ phát hành công cụ nợ để thực hiện chính sách tiền tệ, không có rủi ro thanh toán.

Còn nợ của DNNN, theo ông Hoát ở các quốc gia khác số lượng DNNN rất ít, hoạt động với mục đích thực hiện các chính sách công là chính. Vì vậy nếu nợ phát sinh thì Chính phủ phải thanh toán là đúng bản chất. Còn ở Việt Nam, DNNN hoạt động sản xuất kinh doanh, khoản nào liên quan đến chính sách công thì Nhà nước cho vay hoặc bảo lãnh, còn lại tự vay, tự trả. Do đó, quy định nợ công không đưa các khoản tự vay tự trả của DNNN là phù hợp bản chất nền kinh tế.

Tuy nhiên, cũng theo nhóm nghiên cứu thì quy định xác định phạm vi nợ công hiện nay cũng đang bỏ sót một số khoản. Đầu tiên là nợ của các tổ chức bảo hiểm và an sinh xã hội. Thứ hai là các khoản tiền gửi khách hàng, tiền vay và các khoản nợ phải trả khác (ngoài phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh) của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Thứ ba là các khoản nợ của ngân sách Trung ương và địa phương đối với DN, tổ chức chính trị xã hội, tư nhân… Cuối cùng, là nợ bất khả kháng (nợ ngầm định và nợ bất thường) mà ngân sách phải chi trả.

Theo nhóm nghiên cứu, đây là các khoản nợ không được xác lập theo Luật Quản lý nợ công hiện hành, nhưng Chính phủ phải có trách nhiệm chi trả cuối cùng. Ngoài ra còn có các khoản phát sinh bất thường như hỗ trợ thiên tai, hỗ trợ nhân đạo, chi phí đột xuất về quốc phòng… cũng thuộc trách nhiệm Chính phủ. 

“Các khoản này mỗi năm có thể phát sinh bất kỳ lúc nào không ai dự tính được, qua tham khảo nhiều nước chúng tôi ước tính khoảng 5% tổng vốn đầu tư trong nước”, ông Hoát cho biết. Với cách tính này, theo nhóm nghiên cứu, nợ công của Việt Nam năm 2013 là 61,28% GDP, chênh lệch 7,08% so với cách tính của Luật Quản lý nợ công hiện hành (54,2% GDP).

Rủi ro thấp nhưng không bền vững

Cũng theo nhóm nghiên cứu nói trên, ngưỡng nợ công tối ưu bình quân giai đoạn 2014 - 2020 là 68% GDP. Từ quan điểm này, nhóm đưa ra 2 kịch bản về ngưỡng nợ và trần nợ công giai đoạn 2014 - 2020 với điều kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 7%/năm, bội chi bình quân 4,8%/năm. 

Kịch bản thứ nhất, ngưỡng nợ công tính theo Luật Quản lý nợ công bình quân là 62,7%; đạt đỉnh 64,3% năm 2016; thấp nhất là 59,9% năm 2014. Kịch bản thứ hai, ngưỡng nợ công theo đề xuất của nhóm nghiên cứu về phạm vi xác định nợ công đạt đỉnh là 69,2% vào năm 2016, thấp nhất là 65,2% năm 2014, bình quân giai đoạn là 67,9%..

Dù cách tính mới làm tăng quy mô nợ công, song các chuyên gia vẫn đánh giá nợ công Việt Nam hiện nay có mức độ rủi ro vỡ nợ thấp, nhưng còn tiềm ẩn nhiều vấn đề khác nên triển vọng là “không bền vững”. 

Chuyên gia kinh tế, TS. Cao Viết Sinh nêu quan điểm, rủi ro nợ công hiện nay nằm ở các khoản nợ vay trong nước nhiều hơn. Bởi nợ nước ngoài, theo ông Sinh, là rất an toàn, có mức độ rủi ro thấp so với ngưỡng quốc tế. Còn nợ trong nước hiện tỷ lệ vay lớn hơn, song phần lớn lại là vay ngắn hạn với lãi suất cao.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ công tuy an toàn nhưng còn cao hơn mức bình quân của các nước đang phát triển và các nước trong khu vực. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, áp lực tăng quy mô nợ công nhanh hơn tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ Chính phủ trên thu ngân sách đang ở mức cao.

TS. Lê Xuân Nghĩa, Uỷ viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia trấn an: Mấy năm gần đây, chúng ta nói đến nợ công một cách bức xúc và đầy lo ngại, song tình hình thực tế không quá nghiêm trọng như vậy. Bởi nợ công của Việt Nam chưa chạm đến mức trung bình của thế giới và kém xa các nước phát triển.

Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, trong điều kiện thực tiễn hiện nay, rủi ro của nợ công có liên quan tới tốc độ xử lý nợ xấu. Bởi nếu chậm trễ xử lý triệt để nợ xấu thì khó có thể thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trở lại. “Nếu tăng trưởng cứ mãi lẹt đẹt 6% thì trong vài năm tới, rủi ro nợ công sẽ thực sự là vấn đề đáng lo ngại”, ông Nghĩa khuyến cáo.

 


Ngày cập nhật 2014/11/20 Tác giả: nhadatphucankhang





Hỗ trợ trực tuyến

 

0835570473 - Họa sĩ Minh Tâm vẽ tranh Phong Thủy và Tôn Giáo

---

0938168807 (Marina)

Hình Ảnh Dự Án

Liên Kết Website

BACK TO TOP