Henry Kissinger đưa ra lối thoát cho khủng hoảng Ukraina

Cựu Bộ trưởng ngoại giao nổi tiếng của Mỹ Henry Kissinger vừa có bài viết đăng trên tờ Washington Post về lối thoát đúng đắn cho Ukraina. Ban biên tập xin gửi bài viết này tới quý bạn đọc.

 Các cuộc thảo luận công khai về vấn đề Ukraina hiện nay đều nói về “sự đối đầu”, nhưng liệu chúng ta có biết chúng ta đang đi đến đâu không? Trong cuộc đời, tôi đã chứng kiến 4 cuộc chiến tranh được bắt đầu với lòng nhiệt tình và sự ủng hộ của công chúng. Tuy nhiên, trong tất cả 4 cuộc chiến ấy, chúng ta đều không biết phải kết thúc nó như thế nào và trong 3 cuộc chiến chúng ta đã phải đơn phương rút quân.

Kiểm nghiệm một chính sách phải xem xét nó sẽ kết thúc thế nào chứ không phải là bắt đầu ra sao. Vấn đề Ukraina thường được đặt ra dưới góc độ nước này sẽ đi theo phương Đông hay phương Tây. Tuy nhiên, Ukraina chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu nó không đi theo bên này chống lại bên kia. Ucraina cần đóng vai trò là cầu nối giữa Đông và Tây.

Henry Kissinger đưa ra lối thoát cho khủng hoảng Ukraina

Nga cũng phải chấp nhận rằng nỗ lực ép buộc Ukraina quay trở lại tình trạng vệ tinh của mình sẽ khiến Nga lặp lại lịch sử đối đầu ăn miếng trả miếng với châu Âu và Mỹ.

Phương Tây cũng phải hiểu rằng, Ukraina sẽ không bao giờ trở thành một nước ngoại bang xa lạ của Nga vì lịch sử hai nước đã gắn kết với nhau hàng thế kỷ. Đối xử với Ukraina như là một phần của sự đối đầu Đông-Tây sẽ phá hoại triển vọng đưa nước Nga và phương Tây, đặc biệt Nga và EU, vào một hệ thống quốc tế mang tính hợp tác.

Người dân Ukraina là nhân tố quyết định giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. Các nhà chính trị Ukraina như Viktor Yanukovych và bà Yulia Tymoshenko đối đầu vì thường áp đặt ý chí của mình cho phía bên kia và không sẵn sàng chia sẻ quyền lực. Vì vậy, một chính sách khôn ngoan của Mỹ đối với Ukraina là tìm ra một con đường để hai phần Đông và Tây của Ukraina có thể hợp tác với nhau; cần tìm cách hòa giải giữa hai phe phái chứ không phải là để phe này chiến thắng phe kia.

Tổng thống Putin cần phải thừa nhận rằng, một chính sách áp đặt quân sự với Ukraina sẽ tạo ra một cuộc chiến tranh lạnh mới. Về phần mình, Mỹ cũng cần tránh đối xử với Nga như một kẻ lầm lạc cần được dạy dỗ bằng những quy tắc hành xử do Washington thiết lập. Tổng thống Putin là một nhà chiến lược sâu sắc, đứng từ góc độ lịch sử của Nga, và không quan tâm đến các giá trị và tâm lý Mỹ. Hiểu lịch sử và tâm lý Nga cũng không phải là thế mạnh của các nhà hoạch định chính sách của Mỹ.

Vì vậy, tất cả các bên cần ngồi lại để xem xét các lối thoát cho vấn đề, chứ không phải là cạnh tranh thể hiện tư thế với nhau. Có thể có một lối thoát phù hợp với các giá trị và lợi ích an ninh của tất cả các bên gồm 4 nguyên tắc:

1) Ukraina cần có quyền tự do lựa chọn những liên kết về kinh tế và chính trị của mình, bao gồm cả với châu Âu

2) Ukraina không nên gia nhập NATO

3) Ukraina cần được tự do thiết lập chính phủ phù hợp với nguyện vọng của người dân. Các nhà lãnh đạo Ukraina nên lựa chọn chính sách hòa giải giữa những phần khác biệt của đất nước. Về mặt quốc tế, Ukraina có thể đi theo mô hình của Phần Lan, vừa thể hiện sự độc lập mạnh mẽ và hợp tác nhiều mặt với phương Tây, vừa không thù địch với Nga

4) Việc Nga sáp nhập Crimea vào Nga sẽ không phù hợp với những quy định của trật tự thế giới hiện tại. Vì vậy, Nga nên thừa nhận chủ quyền của Ukraina đối với Crimea, đồng thời Ukraina cũng nên củng cố quyền tự trị của Crimea thông qua các cuộc bầu cử có sự giám sát của các quan sát viên quốc tế. Quá trình này cũng cần phải loại bỏ bất kỳ sự không rõ ràng nào đối với quy chế của Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol.

Đây nên là những nguyên tắc khi xử lý vấn đề Ukraina và nếu một giải pháp nào đó không dựa trên những nguyên tắc này thì tình hình căng thẳng sẽ leo thang. Sẽ không còn nhiều thời gian để xử lý vấn đề Ukraina theo giải pháp này.


Ngày cập nhật 2014/11/20 Tác giả: nhadatphucankhang





Hỗ trợ trực tuyến

 

0835570473 - Họa sĩ Minh Tâm vẽ tranh Phong Thủy và Tôn Giáo

---

0938168807 (Marina)

Hình Ảnh Dự Án

Liên Kết Website

BACK TO TOP