Bí mật hải quân Nhà Nguyễn (3)

Ngoài các nhiệm vụ được ghi trong chính sử, đội Hoàng Sa còn có sứ mệnh sang Nhật và Phi Luật Tân. Họ ra đảo cùng với bí mật quân lương và mang về những sản vật kỳ diệu …

Kỳ 3 : Đội Hoàng Sa và bí mật quân lương

Với kỹ thuật tàu chiến như đã đề cập ở phần trước, việc đi tới đi lui giữa đất liền với các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa không mấy khó khăn. Về nhiệm vụ của đội Hoàng Sa, tuy chính sử đã cho biết khá rõ những điều khái quát chủ yếu nhưng một số nhà nghiên cứu lại quá nhấn mạnh những ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục (lấy từ một cuốn sổ ghi những đồ thu nhặt được) để nói nhiệm vụ chủ yếu của đội này dường như là đi tìm những báu vật trên các tàu bị đắm. Tất nhiên đội Hoàng Sa có làm việc này, có thể do ngẫu nhiên nhặt được đem về nộp triều đình và có ghi chép lại, chứ lẽ nào việc "nhặt của rơi" là nhiệm vụ chủ yếu của một tổ chức đi thực hiện chủ quyền trên đảo ? Vả lại báu vật do tàu chìm đâu có nhiều đến mức để đội Hoàng Sa kéo dài hoạt động tới mấy trăm năm. Cần nhớ rằng nhà bác học Lê Quý Đôn tuy rất uyên bác, nhưng ông là người làm quan ở Đàng Ngoài, không thể biết được những bí mật của Đàng Trong, ông khảo sát được thứ gì thì ghi thứ đó, cái gì ông tìm được nhiều thì ghi nhiều, cái gì tìm được ít thì ghi ít, nên điều ông ghi được nhiều hơn chưa hẳn là điều chủ yếu của toàn bộ sự kiện.

Nhiệm vụ chủ yếu của một tổ chức đi thực hiện chủ quyền dĩ nhiên phải là những việc quan trọng hơn nhiều. Chính sử đã nói rõ : đầu tiên nó đi khai thác sản vật thiên nhiên, đồng thời làm nhiệm vụ đo đạc vẽ bản đồ, cắm mốc ghi dấu, thăm dò đường biển, đo đạc hải trình để phục vụ cho việc phòng thủ, thiết lập các tuyền hải hành giao thông đường biển... Đó là toàn là những nhiệm vụ mang tính chiến lược cả. Ngoài bộ sách “Nguyễn Phúc tộc đế phá tường giải đồ”, hai bộ sách bí truyền khác trong hoàng tộc là “Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính” và “Bí mật quân lương và khử uế chiến thuyền của hai vương triều Tây Sơn và Nguyễn Phúc tộc” còn cho ta biết thêm nhiều bí mật thú vị.

Theo đó thì đội Hoàng Sa còn có nhiệm vụ sang Nhật Bản và Phi Luật Tân. Họ sang Nhật Bản để hợp tác huấn luyện thủy quân, vì quan hệ giữa nước ta với Nhật Bản rất thân thiện sau khi Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho một thương gia Nhật. Các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu thêm phương cách tác chiến của thủy quân Nhật trong những trận thủy chiến với nước ngoài có tương đồng gì không với cách tác chiến của thủy quân ta để làm rõ thêm nhiệm vụ của đội Hoàng Sa.

Còn họ sang Phi Luật Tân để làm gì ? Ngày nay, dọc ven biển nước ta có trồng nhiều dừa. Dừa không phải là cây bản địa, đó là loại thực vật được di thực từ Phi Luật Tân sang từ thời các Chúa Nguyễn. Việc trồng dừa là theo khuyến nghị của người Nhật. Ngày xưa, trên bờ biển nơi nào có dừa chính là nơi tàu bè có thể cập vào an toàn. Chính đội Hoàng Sa đã mang những cây dừa về trồng dọc bờ biển nước ta.

Về sản vật, chính sử chỉ ghi chung chung là đội này mang về các “hóa vật”. “Hóa vật” đó gồm những gì ? Tài liệu trên cho biết đó là xà cừ, ngọc trai lộ thiên, san hô đen, san hô đỏ, tảo, vỏ hàu 9 lỗ (cửu khổng thạch khuyết minh), ốc vú nàng, chất thơm trong đầu cá nhà táng...

Ốc vú nàng và chất thơm trong đầu cá nhà táng đều là những vị thuốc quý. Theo sách "Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính" thì ốc vú nàng chữa được ung thư tụy tạng, cầm máu, chữa sốt không rõ nguyên nhân, các bệnh nhiễm trùng da và rắc rối đường huyết, bệnh phụ khoa... Vỏ ốc phải lấy vỏ từ con ốc tươi mới làm thuốc được. Cá nhà táng là một loại cá voi, chất thơm trong đầu nó được lấy khi cá đã chết hoặc do cá tiết ra trên đảo (Nhà Nguyễn, nhất là từ đời Gia Long về sau, đã cấm triệt để việc săn bắt cá voi). Chất này được ứng dụng rất hữu hiệu trong điều trị bệnh sản phụ và nhi khoa, đặc biệt trong ngừa trị tai biến mạch máu não. Đây cũng là một loại hương liệu hàng đầu trong chế tạo mỹ phẩm hiện nay trên thế giới.

Đội Hoàng Sa ra đảo mỗi năm 6 tháng, họ ăn uống như thế nào ? Điều này thuộc bí mật quân lương của Nhà Nguyễn. Qua sách “Nguyễn Phúc tộc đế phá tường giải đồ” ta biết trên mạn thuyền của Đội Hoàng Sa có trồng 7 thứ rau : rau muống, rau húng, rau lang, hẹ, hành, tỏi, me đất (đến năm Tự Đức thứ 12 có thêm rau sam bay). Đây là 7 loại rau Trung Quốc không có hoặc một số thứ có nhưng chất lượng không bằng của ta. Hẹ, hành, tỏi thì sách thuốc đã nói nhiều. Còn rau muống thì có tác dụng bổ huyết do có nhiều chất sắt, đây là loại rau di thực từ Nhật Bản sang Việt Nam thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Rau húng cân đối lượng đường trong máu, giúp tuần hoàn tim mạch, điều hòa tiêu hóa, điều hòa hô hấp, điều hòa não, nếu ăn thường xuyên từ nhỏ thì không bị trĩ... Tất cả các loại rau trên đều có tác dụng bảo vệ sức khỏe của quân dân khi ra đảo. Nhưng vì sao những thứ đó được trồng trên thuyền mà không đem trồng trên đảo ? 7 thứ rau đó không có gì là bí mật cả nếu chúng ở trên đất liền, nhưng đưa ra biển đảo chúng là bí mật quân lương.

Họ ăn những loại rau nói trên với cá biển và nước mắm. Tuy nhiên, ăn cá biển thường xuyên sẽ không bảo đảm cho sức khỏe, cho nên lương thực – thực phẩm chính mà đội Hoàng Sa mang theo là thịt thưng và cám gạo (cám gạo, chứ không phải gạo). Các món thịt thưng chính là bí mật quân lương của quân đội Nhà Nguyễn và Nhà Tây Sơn, các vua Nguyễn sau này trong các lễ cúng tế tổ tiên bao giờ cũng có món thịt thưng. Đó là thịt heo hoặc gà, vịt, dê... được ướp với dầu phụng (dầu ép thủ công) và nước ớt, cho muối hột và nước mắm với độ mặn gấp 3 lần so với kho thịt bình thường, cho nước ngập xăm xắp, đun nhỏ lửa cho đến khi khô hết nước. Thịt này cho vào một cái hộp đậy kín, có thể để hàng năm không hỏng. Do để lâu không hỏng nên nó mới dùng làm quân lương. Bí quyết để lâu không hỏng là ở sự tương tác giữa đậu phụng và muối hột. Sự tương tác này còn khiến cho thịt thưng ăn vào cân bằng tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột và giá trị dinh dưỡng đạt đến tối ưu. Còn cám gạo thì ngay nay khoa học khẳng định nó là tinh hoa của lúa gạo, mọi chất dinh dưỡng của lúa gạo đều tích tụ trong cám. Dùng cám gạo thay cho gạo vừa đạt giá trị dinh dưỡng tối đa vừa không chiếm nhiều chỗ chứa khi ra biển đảo. Mỗi thành viên trong đội Hoàng Sa được cấp một cái hộc có nắp ép như cái hộc làm bánh, mỗi bữa ăn cho cám gạo vào hộc, bỏ vài miếng thịt thưng vào giữa, ép lại thành một chiếc bánh. Cộng thêm một ít rau là đủ cho một bữa ăn không thiếu một chất dinh dưỡng nào.

Do không có nhiều nước ngọt, nên ra Hoàng Sa Trường Sa người xưa ăn nước mắm chứ không ăn muối. Vì sao vậy ? Ăn muối mồ hôi sẽ tiết ra nhiều, người sẽ lạnh, mất đi sự dẻo dai của thủy binh.

Điều đặc biệt là nước mắm cũng có thể dùng để ... giải khát. Trên một tảng đá nghiêng, khi trời nắng lấy nước mắm thoa lên đá phía mặt trời chiếu vào, nước mắm khô sẽ bám vào mặt đá. Đêm xuống, lấy đồ hứng những giọt sương rơi trên đá chảy qua chỗ có thoa nước mắm. Khi khát nước, thấm một ít nước này vào miệng, thứ nước đó đủ cho tuyến giáp trạng điều tiết tân dịch, không gây ra những cơn phiền khát. Vì vậy, uống ít nước vẫn không thấy khát.

Trên đảo có một thứ rau mà ngày nay không ai nghĩ là ăn được, vì ăn vào sẽ bị say. Đó là rau muống biển. Nhưng ngày xưa, đội Hoàng Sa của chúng ta vẫn ăn được thứ rau này. Sách “Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính” có chỉ rõ y lý của rau muống biển và cách chế biến với nhiều công đoạn phức tạp nhưng có thể thực hiện được trên đảo. Ăn rau muống biển được chế biến đúng cách phòng tránh được nhiều bệnh thông thường, tăng sự dẻo dai cho cơ thể, đặc biệt nó tránh được những cơn say sóng nặng, bởi vậy mà sách này gọi nó là một vị thuốc mang tên “Cứu mệnh thảo”. Người viết bài đã chế biến rau muống biển theo đúng cách hướng dẫn và đã ăn nó trước khi viết loạt bài này. Nước nào bảo có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa, thử ăn rau muống biển coi !

Trên đây là những tư liệu mới mẽ lần đầu tiên được biết tới. Trong phạm vi một bài báo chúng tôi chỉ giới thiệu sơ qua. Từ một nguồn, đã hé mở biết bao điều kỳ thú. Chắc chắn còn rất nhiều tài liệu đang tản mác trong các gia đình, hy vọng các nhà nghiên cứu tiếp tục khảo sát, thu thập để xác minh, tổng kết.

HOÀNG HẢI VÂN

P/S : Về chủ quyền của nước ta đối với Hoàng Sa Trường Sa cùng sứ mệnh của đội Hoàng Sa trong chiến lược xây dựng và phát triển hải quân nhà Nguyễn bắt đầu từ Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, sẽ có một chuyên khảo riêng.

Bí mật hải quân Nhà Nguyễn (2)

“Người Hà Lan … qua thử nghiệm với kết quả tai hại đã nhận ra rằng những loại thuyền ấy [những loại thuyền chèo tay của người An Nam] có thể tấn công và giành được lợi thế trước những chiếc tàu to lớn của họ, mà trước đây với những chiếc tàu ấy họ từng là những kẻ làm bá chủ trên mặt biển” – Giám mục De Rhodes

Kỳ 2 : Bí mật về cấu tạo tàu chiến

Để khỏi mang tiếng tự đề cao dân tộc mình, xin hãy nghe “tây” nói về những chiếc thuyền chiến bé nhỏ của ta đánh thắng hạm đội Hà Lan trước đã. Tường thuật lại trận hải chiến năm 1643, trong cuốn “Những người châu Âu ở nước An Nam”, Charles B. Maybon, một học giả người Pháp viết :

Ba tàu dưới sự chỉ huy của Pierre Baeck được phái đi từ Jambee (Sumatra) vào cuối năm 1643. Đến ngang tầm “Bồn mũi” (Quatre Caps), người Hà Lan phải chịu đựng đòn tấn công của chừng 60 thuyền chiến Đàng Trong, mà theo Thực lục là dưới quyền chỉ huy của Thế tử, tức Hiền Vương sau này. Tàu đô đốc, là chiếc nặng nhất và chậm nhất trong số 3 tàu đó, bị bốn thuyền chèo tay đuổi kịp, đánh gãy mất bánh lái, đánh đổ cột buồm và bám vào hai bên mạn tàu; viên thuyền trưởng Hà Lan không hy vọng chạy thoát được nữa, cho châm lửa vào kho thuốc súng và tự đốt cháy tàu. Hai chiếc tàu kia, theo lời của Jean Gobyn, phải rất chật vật mới tìm được một chỗ trú ở đảo Ngọc (Ile de Perles). Theo cha De Rhode, một trong hai tàu ấy do bị người Đàng Trong đuổi đánh đã va phải đá ngầm vỡ tan,còn chiếc kia chạy thoát được…”.

Có lẽ Maybon đã nghiên cứu rất công phu về trận chiến này qua nhiều tài liệu khác nhau. Dẫn 3 nhân vật là Vachet, Bowyear và Poivre, những người đã đến Đàng Trong lần lượt vào các năm 1674, 1695 và 50 năm sau đó, “hãy còn thấy ký ức về câu chuyện thất bại của người Hà Lan vẫn còn sống động”, ông viết tiếp :

Vachet chỉ vịnh Đà Nẵng là nơi chiến trường : một trong những chiếc tàu đến đậu ở cửa vào vịnh, hai chiếc kia đi vào trong vịnh chờ nước thủy triều dẫn họ vào sông Hàn; hình như chỉ có 6 chiếc thuyền chiến chèo tay Đàng Trong đã tham gia chiến đấu và nhờ vào một thủ thuật khéo léo đã chiếm được hai chiếc tàu gần bờ nhất, chiếc thứ ba hình như đã chạy thoát” …

Cuộc giao tranh, theo ông (Bowyear) nói, đã kéo dài suốt cả ngày và chiếc lớn nhất trong số 3 chiếc đã bị phá hủy”…

Người ta chỉ cho ông xem, - theo ông (Poivre) kể lại – vài cỗ thần công “kỷ vật của chiến công ấy”; thế nhưng ông đưa ra những lời nghi hoặc : ông thấy có vẻ kỳ lạ rằng những chiếc thuyền chiến Đàng Trong lại đã đánh thắng được những tàu chiến châu Âu. Thế nhưng có đủ mọi lý do để tin rằng sự thể đã là như vậy”.

Trong phần chú dẫn, Maybon còn trích lời nhà truyền giáo De Rhodes nói về trận hải chiến này như sau : “Người Hà Lan … qua thử nghiệm với kết quả tai hại đã nhận ra rằng những loại thuyền ấy [những loại thuyền chèo tay của người An Nam] có thể tấn công và giành được lợi thế trước những chiếc tàu to lớn của họ, mà trước đây với những chiếc tàu ấy họ từng là những kẻ làm bá chủ trên mặt biển”.

Theo tài liệu lưu giữ trong gia đình ông Ưng Viên, tàu chiến (gọi chính xác là thuyền chiến) nhà Nguyễn, loại lớn nhất dài 30 mét, ngang 12 mét; loại nhỏ nhất dài 3 mét, ngang 1,2 mét. Vỏ tàu có 3 lớp, tất cả làm bằng tre trét bằng dầu rái và vài loại thực vật khác, các khoang tàu cũng có phao làm bằng thao tằm giống như tàu chạy buồm.

Toàn bộ thủy quân chỉ có một soái hạm, dài 50 mét, ngang 12 mét. Người phương tây rất muốn quan sát được chiếc soái hạm này nhưng chưa bao giờ họ nhìn thấy, vì nó có cấu tạo đặc biệt, chỉ xuất hiện trong những tình huống cần thiết, trong điều kiện bình thường nó được tách ra thành những chiếc tàu chiến nhỏ.

Tàu chiến lớn có 12 tay chèo, chia thành 3 cụm, mỗi cụm có 4 tay chèo, 1 cụm bố trí ở mũi tàu, 2 cụm bố trí ở khoảng 1/3 thân tàu tính từ phía sau. Điều thú vị là các tay chèo này không phải dùng mái chèo tác động xuống nước để đẩy thuyền đi như thuyền chèo thông thường mà việc “chèo” này là để làm quay một hệ thống ròng rọc nối liền với các quạt nước, chính những cái quạt nước này vừa nâng tàu lên vừa đẩy tàu đi giống như tàu máy hiện đại nhưng linh hoạt hơn nhiều. Mỗi cụm tuy có 4 tay chèo, nhưng chỉ có 3 quạt nước nối với 3 tay chèo thông qua ròng rọc, tay chèo còn lại có vị trí độc lập, nhiệm vụ của anh ta là điều chỉnh để cân bằng hệ thống, việc của anh ta nhẹ nhàng hơn 3 anh kia, nhưng khi gặp sự cố, một mình anh ta sẽ làm chạy một lúc 3 cái quạt nước, do mái chèo của anh ta gắn với sự chuyển động đồng thời của 3 cái quạt này.

Khi 3 cụm chèo đồng thời được nâng lên bởi tay chèo điều chỉnh hệ thống, lập tức tàu chạy lướt trên mặt nước, nghệ thuật lướt này nhờ vào 2 tay chèo số 4 phía sau điều chỉnh cho bánh lái không ghì đuôi tàu xuống, đồng thời giữ thăng bằng khi tàu lướt sóng. Vì vậy mà tàu chiến có thể vượt qua được mọi điều kiện thời tiết, với tốc độ và sự linh hoạt khiến cho đối phương phải kinh ngạc, sợ hãi và tuyệt vọng, rồi mãi mãi “lấy làm kỳ lạ” như được mô tả trên đây từ một cuốn sách của phương Tây.

Điều đặc biệt là toàn bộ chất liệu làm tàu chiến không dùng đến sắt thép, kể cả cánh quạt, đinh, chốt, vít. Các liên kết đều dùng mộng, các chốt liên kết làm bằng một loại gỗ tên là gỗ xay cực kỳ bền chắc. Ông Ưng Viên là người nghiên cứu rất kỹ cấu tạo của loại tàu này, ông bảo độ dày mỏng cũng như độ nghiêng của các cánh quạt được thể hiện không khác nguyên lý khí động học trong chế tạo cánh quạt trực thăng ngày nay. Hy vọng rằng sau này từ những tài liệu nói trên kết hợp với các tài liệu khác có thể tìm được, các nhà nghiên cứu và chế tạo có thể tái tạo những chiếc tàu để xác nhận tính năng của nó. Điều này hoàn toàn khả thi, vì ông Ưng Viên bảo trước năm 1975 ông và người thân đã từng làm một chiếc nhỏ để đi câu trên biển.

Người ta cũng nhầm tưởng vũ khí của hải quân Nhà Nguyễn là những đại bác và súng ống phương Tây. Đúng là các vua chúa Nhà Nguyễn đã mua hoặc chế tạo các loại đại bác hiện đại nhất của phương tây lúc bấy giờ, nhưng trên các tàu chiến Nhà Nguyễn hoàn toàn không sử dụng đại bác như tàu chiến Anh hay Hà Lan, chúng được dùng ở chỗ khác.

Các thủy sư đô đốc Nhà Nguyễn hiểu rằng bắn đại bác từ tàu chiến chỉ để thị uy chứ không bao giờ chính xác, nên không hiệu quả trong tác chiến. Vì vậy ngoài hệ thống xạ tiễn gắn trên tàu bắn tự động, hải quân Nhà Nguyễn sử dụng chủ yếu 3 loại vũ khí : súng phun lửa, nỏ liên châu và ống phóng hơi cay. Súng phun lửa có thể sử dụng khi cận chiến cự ly 15 mét hoặc bắn chính xác vào tàu địch ở cự ly 200 mét. Nỏ liên châu thì một phát bắn ra 20 mũi tên có thể trúng chính xác ở cự ly trên 100 mét. Tùy tình huống, có thể kết hợp dùng ống phun hơi cay hoặc phun khói khiến cho tàu địch mất phương hướng để dùng nỏ liên châu sát thương và súng phun lửa tiêu diệt tàu. Khi xung trận, đầu tàu có thể biến thành đuôi tàu và ngược lại nên cơ động trong mọi tình huống. Chúng tôi cho rằng, đoạn ghi chép trong cuốn sách nói về “viên thuyền trưởng Hà Lan không hy vọng chạy thoát được nữa, cho châm lửa vào kho thuốc súng và tự đốt cháy tàu” có lẽ là do phỏng đoán, vì tàu đã cháy người đã chết thì ai còn sống để nói là viên thuyền trưởng đã tự đốt tàu, cho nên rất có khả năng là chiếc tàu đô đốc này đã bị súng phun lửa của hải quân ta bắn cháy.

Tàu chiến của hải quân Nhà Nguyễn không những khiến cho người nước ngoài kinh ngạc, chúng còn là niềm tự hào của quân dân ta. Khi vua Gia Long đưa thủy quân ra Bắc, lúc đội tàu chiến tiến đến Nam Định, dân chúng nhìn tàu lướt trên sóng đã thán phục gọi là “thần binh”.

(còn tiếp)

HOÀNG HẢI VÂN

 

Kỳ 3 : Đội Hoàng Sa và bí mật quân lương

Thứ hai, ngày 19 tháng chín năm 2011

Bí mật hải quân Nhà Nguyễn (1)

Nhân việc sưu tầm, nghiên cứu những tư liệu liên quan đến việc mở cõi của nhà Nguyễn, chúng tôi có dịp tiếp cận với một số tư liệu còn bảo tồn trong hoàng tộc giúp chúng ta có cái nhìn liên kết giữa sức mạnh hải quân Nhà Nguyễn với việc thực hiện chủ quyền biển đảo, đặc biệt là chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Kỳ 1 : Từ thủy quân đến hải quân

Trước hết, nhà Nguyễn, từ Chúa Tiên Nguyễn Hoàng trở đi, khi đưa dân tộc tiến về phương Nam, mỗi bước chân của tiền nhân không chỉ là đi “mở đất” mà đồng thời còn thực hiện chủ quyền biển đảo. Muốn vậy, Nhà Nguyễn phải có một lực lượng hải quân hùng mạnh. Mà muốn có một lực lượng hải quân hùng mạnh thì phải có 3 yếu tố vượt trội : kỹ thuật tàu chiến, vũ khí và quân lương.

Từ một mảnh đất phía sau dãy Hoành Sơn, các Chúa Nguyễn đã không dừng lại ở cái mơ ước “vạn đại dung thân” bé nhỏ cho mình mà còn cùng với dân tộc nhân đôi nước non bờ cõi, phía nam mở nước dài đến mũi Cà Mau, phía đông làm chủ một vùng biển rộng hơn 1 triệu km2 với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ. Vua Gia Long từng nói : “Thủy chiến là sở trường của ta”.

Thủy chiến vốn là thế mạnh của dân tộc. Nước Đại Việt ta đã dùng thủy chiến để đánh tan những đội quân xâm lược hùng mạnh. Tuy nhiên, những trận đại thắng trên sông Bạch Đằng cùng các trận Chương Dương, Hàm Tử… lừng danh trên thế giới đều là giang chiến. Riêng trận Vân Đồn, nơi Trần Khánh Dư tiêu diệt đội thuyền lương Trương Văn Hổ của quân Nguyên Mông là trận đánh trên biển đầu tiên, nhưng cũng là một trận “duyên chiến”. Đến thời các Chúa Nguyễn, thủy chiến đã được nâng lên một tầm cao mới – hải chiến.

Trận hải chiến đầu tiên được lịch sử ghi nhận là trận do Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần khi ấy còn là thế tử chỉ huy, đánh tan một hạm đội của Hà Lan đến hải phận nước ta “gây hấn” vào năm 1643. Trước đó, vào năm 1585, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên khi ấy còn là một hoàng tử, đã đánh tan một đội tàu chiến 6 chiếc của Nhật Bản (Đại Nam thực lục gọi đây là tàu của “tướng giặc nước Tây dương hiệu là Hiển Quý”, có tài liệu nói đây là tàu Kenki của Nhật Bản) đến cướp bóc vùng ven biển Cửa Việt, nhưng trận này cũng là một trận “duyên chiến”.

Có thể nói Hải quân Việt Nam được khai sinh từ trận đánh thắng đội tàu chiến Hà Lan, vốn là nước có đội tàu chiến hiện đại nhất phương tây lúc bấy giờ.

Không chỉ đánh thắng tàu chiến Hà Lan và Nhật Bản, hải quân Nhà Nguyễn còn đánh thắng tàu chiến Anh sang gây hấn, quét sạch mọi loại giặc biển đến từ Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan … Hệ thống phòng thủ bờ biển được thiết lập dọc theo chiều dài đất nước, không chỉ Phú Quốc, Côn Sơn, Hoàng Sa, Trường Sa mà hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ trên biển đều được tiếp quản, thiết lập chủ quyền và canh phòng cẩn mật, suốt mấy trăm năm không để mất một tấc đảo một khoảnh nước nào. Trên cơ sở phòng thủ vững chắc, Nhà Nguyễn đã thiết lập các tuyến hải hành và mở rộng giao thương với nước ngoài. Tàu thuyền nước ngoài đến tấp nập ở Hội An và các thương cảng; tàu thuyền nước ta cũng cập bến ở nhiều nước Á, Âu. Khiêm cung hòa hiếu nhưng dũng mãnh cương cường, không hại ai nhưng nhất quyết không để ai hại mình, đó là thế đứng vững chắc của nước ta một thời giữa thiên hạ.

Đại Nam thực lục tiền biên có ghi rõ lực lượng thủy binh nước ta thời Chúa Nguyễn Phúc Tần có tới 22.740 quân, bao gồm :

- Cơ Trung hầu 10 thuyền 300 người;

- Nội bộ 60 đội thuyền, hơn 3280 người;

- 2 cơ Tả trung và Hữu trung, mỗi cơ 14 thuyền, đều hơn 700 người;

- Nội thủy 58 thuyền, 6410 người;

-Cơ Tả trung kiên 12 thuyền, 600 người;

-Cơ Hữu trung kiên 10 thuyền, 500 người;

-2 cơ Tả trung bộ và Hữu trung bộ, mỗi cơ 10 thuyền, đều 450 người;

-Cơ Tiền trung bộ 12 đội, mỗi đội 5 thuyền, cộng 2700 người;

-4 cơ Tả dực, Hữu dực, Tiền dực, Hậu dực, mỗi cơ 5 thuyền, cộng hơn 1100 người;

-4 đội Tiền thủy, Hậu thủy, Tả thủy, Hữu thủy, mỗi đội 5 thuyền, đều hơn 500 người;

-8 cơ Tả nội bộ, Hữu nội bộ, Tiền nội bộ, Hậu nội bộ, Tả súng, Hữu súng, Tiền súng, Hậu súng, mỗi cơ 6 thuyền, cộng 2100 người;

-Dinh tả bộ 10 thuyền, cộng hơn 450 người;

-4 đội Tiền bính, Hậu bính, Tả bính, Hữu bính, mỗi đội 4 thuyền, đều hơn 200 người;

-Cơ Tả thủy 5 thuyền, hơn 200 người.

Tàu thuyền quân sự và dân sự của nhà Nguyễn gồm 3 loại : tàu thuyền dùng mái chèo, tàu thuyền dùng buồm và tàu bọc đồng chạy hơi nước. Tàu bọc đồng chạy hơi nước có từ thời vua Gia Long, nói theo ngôn ngữ bây giờ thì Nhà Nguyễn đã sớm hiện đại hóa tàu thuyền ngang với thế giới.

J. Barrow trong cuốn “Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà 1792-1793” đã ghi lại một bảng thống kê thú vị về quân đội nhà Nguyễn thời vua Gia Long : Tổng quân số 139.800 người, riêng Hải quân có 26.800 người. Barrow còn ghi thêm về việc “hiện đại hóa” hải quân của Gia Long : “Ông đã cho đóng ít nhất 300 pháo thuyền lớn hoặc loại thuyền dùng chèo, 5 thuyền có cột buồm và một chiến hạm đúng theo kiểu tàu châu Âu. Ông cho đưa vào quân đội một hệ thống các chiến thuật hàng hải, và cho những sĩ quan hải quân học cách sử dụng các tín hiệu”.

Nhìn vào những tài liệu đã ghi chép, hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhầm tưởng sức mạnh hải quân của Nhà Nguyễn chính ở sự “hiện đại hóa” đội tàu theo kiểu Châu Âu. Nhưng sự thật không phải vậy. Hiện đại theo cách của người ta thì không bao giờ bằng người ta được, chưa nói đến việc hơn người ta.

Sức mạnh hải quân Nhà Nguyễn nằm ở 3 yếu tố nổi trội nói ở đầu bài : kỹ thuật tàu chiến, vũ khí và quân lương. Cả ba đều là bí mật, không ghi trong sử sách (nếu ghi thì còn gì là bí mật). Chưa ai tìm ra được các tài liệu nói về 3 yếu tố trên, thậm chí cả những hình vẽ và ảnh chụp các tàu chiến nhà Nguyễn cũng không thấy để lại, ngoài một cuốn binh pháp là cuốn “Hổ trướng khu cơ” của Đào Duy Từ, trong đó có đề cập đến các trận pháp và kỹ thuật thủy chiến nhưng cũng không đề cập đến 3 yếu tố trên.

Rất may là các bí mật này vẫn còn lưu lại trong dòng tộc, được ghi khá tường tận trong một cuốn sách bí truyền : Nguyễn Phúc tộc đế phả tường giải đồ, cuốn sách hiện vẫn còn được lưu giữ trong gia đình ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, một hậu duệ của vua Minh Mệnh (ông Ưng Viên gọi vua Minh Mệnh bằng ông cố).

Theo tài liệu nói trên thì tàu hơi nước dù rất hiện đại, nhưng cũng chỉ dùng để vận tải, không dùng làm tàu chiến. Ngay cả các thủy sư người Pháp phục vụ cho hải quân nhà Nguyễn, trong trận hải chiến lừng danh là trận Thị Nại, họ cũng chỉ làm nhiệm vụ tải lương, tức là chỉ đóng vai hậu cần. Bởi vậy mà theo Barrow, trong số 26.800 hải quân, chỉ có 1.200 người phục vụ trên các tàu đóng kiểu châu Âu.

Tàu thuyền chạy bằng buồm cũng vậy. Dù có kết cấu hết sức linh hoạt, vỏ tàu có 3 lớp, tàu lớn tải trọng có thể trên 40 tấn, có 22 khoang, mỗi khoang đều có phao làm bằng thao tằm, có trụ trung tâm điều khiển cột buồm bằng con quay để giữ thăng bằng và bảo đảm quan sát được 4 hướng, dưới chân cột buồm có dàn xạ tiễn bắn tự động để đối phó mỗi khi bị tàu địch tấn công. Tàu buồm này chịu được sóng gió cấp 5. Tuy nhiên tàu chạy bằng buồm cũng chỉ được dùng làm tàu vận chuyển và … nghi binh mà thôi.

Tàu chiến của Nhà Nguyễn toàn bộ làm bằng tre và chỉ dùng mái chèo. Nghe thì tầm thường, nhưng sự vô song chính là ở đó. Tuy dùng bằng mái chèo nhưng có thể lướt sóng với tốc độ nhanh hơn tàu chạy bằng hơi nước, lại linh hoạt hơn và cơ động thiện chiến hơn nhiều. Vì sao vậy ?

(còn tiếp)

HOÀNG HẢI VÂN

 

"Bí kíp" làm cho đất nước thịnh vượng

"Chỉ cần một vài điều kiện là có thể đưa một đất nước từ tình trạng dã man lên trạng thái phú cường nhất, đấy là hòa bình, thuế khóa dễ chịu và việc thực thi công lý có thể chấp nhận được : tất cả những điều còn lại sẽ xảy ra một cách tự nhiên".

ADAM SMITH
(bài giảng năm 1755 -
trích từ Lược khảo Adam Smith, NXB Tri thức, Hà Nội)

Không đề về anh Hồ Giáo (*)


Hồi nhỏ đọc thơ Tố Hữu tôi ngưỡng mộ anh Hồ Giáo. Sau khi gặp ông, viết bài về ông, tôi càng ngưỡng mộ ông Hồ Giáo hơn. Sự ngưỡng mộ sau không giống như sự ngưỡng mộ trước, nhưng nó khác nhau như thế nào tôi không lý giải được. Thỉnh thoảng tôi cứ nghĩ về ông, nghĩ miên man mà không biết mình nghĩ gì.

Trong kinh sách Thiền tông có "Thập ngưu đồ" (Mười bức tranh con trâu) là tác phẩm vô cùng độc đáo. Dưới mỗi bức tranh có những bài kệ của các thiền sư cao tăng. Đọc "Thập ngưu đồ" ta có thể chiêm ngưỡng những điều sâu xa vi diệu của Thiền. Ở Trung Quốc xưa đã có những dòng thiền lấy chính cái chuồng trâu làm Thiền viện, nhiều vị thiền sư từ cái chuồng trâu mà thấy được Phật.

Mỗi lần nghĩ đến ông Hồ Giáo tôi lại đọc "Thập ngưu đồ". Mỗi lần đọc "Thập ngưu đồ" tôi lại nghĩ đến ông Hồ Giáo. Ông Hồ Giáo không đọc kinh niệm Phật, và có lẽ cũng không suy tư dằn vặt về lẽ sống chết của cuộc đời. Nhưng tự nhiên tôi nghĩ ông là một vị bồ tát. Tại sao không nhỉ !

Trong ông Hồ Giáo không danh không lợi, không vướng "bụi trần". Ông không coi mình là "đài gương sáng" mà "bụi trần" không thể bám được vào ông.

Phật bảo phá hết chấp thì thành Phật. Còn ông Hồ Giáo thì sống hồn nhiên với những con trâu, ông không cần "phá chấp", ông tự nhiên là không chấp.

Mỗi lần nghĩ đến ông Hồ Giáo tôi thấy bình an.

HOÀNG HẢI VÂN

-----------------------------
*Cái "Không đề" này đăng trong cuốn sách tuyển tập các phóng sự của báo Thanh Niên, trong đó có in loạt ký sự "Chiêm ngưỡng anh Hồ Giáo" của tui, cuốn sách xuất bản năm ngoái hay năm kia tôi không nhớ, hồi đó tòa soạn đề nghị tui viết thêm một đoạn "cảm nghĩ" in kèm theo.

Nhà thơ Thanh Thảo vừa viết xong Trường ca Chân ruộng

Như tôi đã giới thiệu trong loạt bài “Chân ruộng”, nhà thơ Thanh Thảo vừa gửi cho tôi toàn bộ TRƯỜNG CA CHÂN RUỘNG ông vừa viết xong. Trường ca có 900 câu thơ gồm 9 chương : Chân tre, Chân ruộng, Chân mưa, Chân núi, Chân cò, Chân tháp, Chân mây, Chân sóng, Chân lũy.

Tôi đọc đi đọc lại, càng đọc càng ngất ngây sung sướng. Trường ca sẽ được xuất bản ra mắt công chúng trong một ngày không xa.

Vì tác phẩm ông chưa in nên không dám trích nhiều ở đây, chỉ xin trích mấy câu :

…Người già quê tôi

tuổi ngót trăm ngày tăm xị rượu

lưng còng song song mặt đất

dáng thảnh thơi như một chiếc tàu bay

bay chầm chậm qua mây mù u uất

chở thênh thênh một đời nặng nhọc

con cháu xa quê mấy chục năm về còn nhớ mặt

nhớ thằng cu bị đỉa bu cua kẹp khóc ra sao

người già quê tôi

bắt được con gì ăn con nấy

nấu canh đủ thứ lá

mọc hoang trên ruộng mình

mỗi khi họ làm thinh

mây trên trời tụ về đen kịt

...

Chân ruộng, sự tồn vong của dân tộc (9)

Kỳ cuối : Khoa học, hãy bớt kiêu ngạo !

Con người đã tự mình biết cây lá nào ăn được và cây lá nào không trước khi khoa học giải thích cái lành và cái dữ của từng loài cây lá. Tổ chức Y tế thế giới gần đây cũng khuyến nghị nhân loại nên sử dụng những thức ăn của các chủng tộc có lịch sử lâu đời để phòng chữa bệnh…

Nhà kinh tế được giải Nobel Friedrich Hayek trong diễn từ nhận giải thưởng này vào năm 1974 đã đề nghị không nên có Giải Nobel kinh tế (tên gọi chính xác là "Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển dành cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel"). Hayek cho rằng cái gọi là khoa học kinh tế chẳng qua là sự “ngụy tạo tri thức”. Theo Hayek, người ta không thể áp dụng các phương pháp của khoa học tự nhiên như toán học và vật lý học để thu thập, đo lường các hiện tượng trong xã hội để rút ra các quy luật, các lý thuyết và dự báo sự vận động; rằng kinh tế và xã hội là tập hợp vô số những hiện tượng phức đan xen tương tác nhau của hàng tỷ ý chí, lợi ích, sở thích khác nhau của từng con người riêng lẻ, không có bất cứ một bộ óc nào đủ khả năng thâu tóm hết; rằng người ta chỉ biết những gì người ta có thể biết, người ta chỉ đo lường được những gì người ta có thể đo lường được mà thôi; rằng những gì người ta có thể biết, có thể đo lường được chẳng đáng vào đâu so lượng thông tin đồ sộ của hiện tượng và rất nhiều khi những gì người ta biết, người ta đo lường được không phải là điều chủ yếu... Chủ nghĩa “duy khoa học” là sai lầm tai hại của con người trong thế kỷ 20.

Nassim Nicholas Taleb, tác giả cuốn sách “Thiên Nga Đen” (Black Swan) nổi tiếng còn cho rằng Hayek chỉ đúng một phần. Theo ông thì phương pháp của khoa học tự nhiên cũng rất có giới hạn khi giải thích các hiện tượng tự nhiên, và ngay cả phương pháp trong một lĩnh vực hẹp cũng không đủ để giải thích về chính lĩnh vực đó, vì tự nhiên dù “hẹp” đến bao nhiêu cũng vô tận vô cùng…

Tôi phải viện dẫn hai tác giả trên để giải thích thắc mắc có thể có của một số bạn đọc : “Những gì trên chân ruộng đã được khoa học chứng minh công nhận chưa ?”. Cũng xin nói thêm, con người đã tự mình biết cây lá nào ăn được và cây lá nào không trước khi khoa học giải thích cái lành và cái dữ của từng loài cây lá. Tổ chức Y tế thế giới gần đây cũng khuyến nghị nhân loại nên sử dụng những thức ăn của các chủng tộc có lịch sử lâu đời để phòng chữa bệnh. Điều đó cho thấy khoa học đã bắt đầu bớt kiêu ngạo.

Trước khi kết thúc loạt bài này, xin dẫn một việc chăn nuôi “thuận với thiên nhiên” cụ thể mà cha ông ta từng áp dụng đem lại hiệu quả cao nhưng khoa chăn nuôi ngày nay không hề đề cập tới. Đó là chuyện nuôi heo nuôi gà.

Những bà con làm nghề chăn nuôi có kinh nghiệm cho biết : Người dân nuôi heo theo phương thức công nghiệp “đúng chuẩn” thì lời rất ít, chủ yếu là “lấy công làm lãi”. Một con heo nuôi 4 tháng cho 1 tạ thịt (100 kg), nhưng để được 1 kg thịt thì phải mất 8 kg cám công nghiệp, cộng với thuốc tăng trưởng, dịch vụ thú y và thuốc phòng chữa bệnh. Tính ra trong 100 kg thịt người chăn nuôi lời được khoảng trên dưới 1 kg. Chuyện bị lỗ trong nuôi heo cũng không phải ít xảy ra.

Hãy tính hiệu quả nuôi heo cỏ theo cách của cha ông ta. Người xưa thường thả heo cỏ trong vườn, thức ăn dành cho chúng là cỏ, chuối cây và rau lá, thêm một ít nước cơm, cám gạo, cám bắp là xong. Một con heo cỏ nuôi trong 6 tháng đạt chừng 60 kg. Do chi phí rất thấp, nên lời ròng khoảng 50 kg. Nếu tính theo thời giá hiện nay thì giá heo cỏ đắt từ gấp rưỡi đến gấp đôi giá heo công nghiệp; gần đây người Trung Quốc tăng cường sang “thu mua” nên giá còn đắt hơn. Và điều lý thú nữa là trong vườn còn nuôi thêm một bầy gà “cộng sinh” với heo.

Con heo là động vật bị thuần hóa lâu đời, nó vốn không ăn động vật, nhìn con heo rừng thì biết trước đây heo nhà ăn gì, heo rừng hoàn toàn không biết ăn thịt. Heo thường ăn cỏ hoa rau lá và củ. Đặc biệt, heo rất thích ăn hoa, mà ăn nhiều hoa (hoa rau lang, hoa cải trời …) thì thịt càng thơm ngon. Những thứ trồng trong vườn heo đều ăn được. Con heo “ăn theo” con người và con người “ăn theo” con heo. Trồng chuối con người ăn trái, con heo ăn cây. Trồng khoai lang con người ăn củ và đọt non, còn lại con heo ăn tất. Xay lúa giã gạo con người ăn gạo, con heo ăn cám. Phân heo thì dùng bón cây, không những vậy, phân heo không hôi thối, nó còn có tác dụng khử uế môi trường.

Người xưa rất hiểu đặc tính của con heo và con gà nên thường nuôi gà chung với heo. Ông Ưng Viên bảo heo với gà là láng giềng tốt, là “tri âm tri kỷ” của nhau. Vì sao vậy ?

Thứ nhất, rắn rất sợ heo. 10 con rắn độc mà lại gần heo thì chết hết 9. Rắn hổ mang mà lại gần thì kiểu gì cũng bị heo cắn đứt đầu, còn rắn hổ mây khi thấy heo là co rúm lại, không bao giờ dám tới gần. Các loài chồn thấy heo cũng rất sợ. Chồn và rắn thì thích ăn gà, gà bao giờ cũng sợ hai thứ đó. Dân ta nuôi heo trong vườn để phòng chồn và rắn bắt gà.

Thứ hai, con heo rất sợ rết và bò cạp. Nếu bị bò cạp cắn thì mình con heo đỏ bầm lên rồi chết. Nếu bị rết cắn, heo sẽ sinh bệnh. Con dán cũng gây bệnh cho heo. Nhưng con gà là khắc tinh của các loài này. Trong vườn mà có rết, bò cạp, dán, đều bị gà ăn sạch. Cho nên, người xưa nuôi gà để làm “vệ sĩ” cho heo. Gà còn “làm vệ sinh” cho heo, mỗi buổi sáng sau khi những con heo ăn xong thường tề tựu im để cho đàn gà rỉa tất cả các côn trùng, sinh vật và thức ăn rơi vải bám vào heo. Con gà cần cù chăm chỉ, giúp cân bằng sinh thái trong vườn tược.

Thịt heo là món ăn truyền thống, là thực phẩm thích ứng hoàn toàn với cơ thể người Việt. Người thành thị đang có “khuynh hướng” tìm ăn heo cỏ, trong khi ít người nghĩ đến việc khôi phục lại cách nuôi heo cổ truyền. Thịt gà cũng là món ăn quen thuộc của dân ta và hiện nay món “gà thả vườn” được ham chuộng do gà nuôi theo kiểu truyền thống ăn ngon hơn và ăn vào không bị nhức mỏi như ăn gà nuôi nhốt.

Chỉ một cách chăn nuôi “thuận với thiên nhiên” thôi mà lợi đơn lợi kép, các nhà khoa học, các nhà kinh tế có tính được chăng ?

*

Như đã nói ở phần trước, người viết bài này không có ý định kêu gọi “nông thôn hóa thành thị”, điều chúng tôi muốn nói là nếu không khôi phục lại những gì còn lại xung quanh chân ruộng thì trước sau gì nòi giống người Việt ta cũng sẽ bị thoái hóa.

Dân tộc ta sinh ra từ chân ruộng, những người con ưu tú nhất của giống nòi cũng từ chân ruộng đứng lên bảo vệ Tổ Quốc, cũng là bảo vệ cái chân ruộng mà mình sinh ra.

Yêu nước, khi cần thiết thì cầm súng. Nhưng phải hiểu được mảnh đất này, cũng như phải hiểu được vùng biển vùng trời này, thì mới thấy Tổ Quốc của mình là vĩ đại, mới xóa được thân phận nhược tiểu, vong bản, vong thân. Không hiểu thì làm sao có thể tự hào, làm sao mà biết trân trọng gìn giữ, làm sao có thể ngẩng cao đầu mà yêu nước !

HOÀNG HẢI VÂN


Ngày cập nhật 2014/11/20 Tác giả: nhadatphucankhang





Hỗ trợ trực tuyến

 

0835570473 - Họa sĩ Minh Tâm vẽ tranh Phong Thủy và Tôn Giáo

---

0938168807 (Marina)

Hình Ảnh Dự Án

Liên Kết Website

BACK TO TOP