Các cường quốc mới nổi trỗi dậy như thế nào? (Tiếp theo)

Bảng 5: Chỉ số tài chính

Quốc gia

Cán cân thương mại

(tỉ đô la)*

Cân bằng tài khoản vãng lai (phần trăm GDP)*

Cân bằng ngân sách (phần trăm trong GDP)*

Dòng vốn FDI chảy vào

(triệu đô la)**

Nguồn dự trữ ngoại hối (triệu đô la)**

Mỹ

−518,4

−3

−10

45.058

666.000

Liên minh châu Âu

25,3

−0,7

−6,9

Không có dữ liệu

569.613

Nga

104,1

3,8

−7,2

70.320

417.459

Nhật Bản

34,4

2,7

−7,4

 

Nguồn: Economist Intelligence Unit

* Dữ liệu từ cuối năm 2009

** Dữ liệu từ cuối năm 2008

Một lĩnh vực khác mà trong đó các cường quốc đang trỗi dậy có sự ảnh hưởng ngày một lớn đó là lĩnh vực tài chính, được xác định rõ nhất với sự gia tăng của các quỹ đầu tư quốc gia ở Đông Á và các quốc gia vùng Vịnh, cũng như sự tích lũy đô la Mỹ của Trung Quốc (xem bảng 5 và 6). Nhưng những nước chủ nợ châu Á có ít ảnh hưởng chính trị đối với các nước đi vay. Khi xét đến tác động mang tính răn đe và ép buộc, sức mạnh tài chính thường hướng đến việc răn đe hơn là ép buộc.[22] Sau cuộc khủng hoảng tài chính, Trung Quốc có những thành công hạn chế trong việc thúc đẩy Mỹ bảo vệ giá trị của các tài sản định danh bằng đồng Đô la và bảo đảm (cho Trung Quốc) được tiếp cận với các thị trường của Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục cho phép hạ giá đồng Nhân dân tệ, bất chấp những lời kêu gọi gay gắt của Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc cũng đã có thể ngăn chặn được bất cứ sự thảo luận có ý nghĩa nào trong khuôn khổ Quỹ Tiền tệ Quốc tế về việc liệu giá trị đồng tiền Trung Quốc về cơ bản có đang bị định giá thấp hay không.[23] Mặc dù kể từ đó Trung Quốc đã có những bước tiến hành nhằm cho phép đồng Nhân dận tệ tăng giá nhưng vẫn chưa rõ ràng liệu quyết định này có được thúc đẩy trước hết bởi sự thất vọng chung của các lãnh đạo G20 hay bởi các cân nhắc trong nội bộ Trung Quốc. Dù ví dụ này chỉ ra khả năng đóng vai trò cản trở trong vấn đề tài chính của Trung Quốc nhưng nó cũng làm nổi bật tính dễ bị tổn thương chung mà cho đến giờ đã ngăn Bắc Kinh không đe dọa thực hiện một “lựa chọn hủy diệt” là bán tháo đồng Đô la dự trữ của mình trong một nỗ lực để ép buộc các nhà hoạch định chính sách Mỹ.

Tuy nhiên, khi gây ảnh hưởng lên các quốc gia yếu hơn, sức mạnh tài chính của Trung Quốc đã thu được lợi ích nhiều hơn chỉ là đơn thuần bảo đảm sự tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do vốn và đầu tư trực tiếp của Trung Quốc xuất hiện trong nhiều lĩnh vực ở các nước đang phát triển, có thể thấy ở khắp châu Phi, vành đai Thái Bình Dương và Mỹ Latinh, các nước ở những khu vực này có xu hướng đứng về phía Trung Quốc trong hàng loạt các vấn đề chính trị khi bị ép buộc phải làm như vậy. Ví dụ, trong thời gian chuẩn bị cho Hội nghị thượng đinh 2005, Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng tài chính của mình để buộc nhiều quốc gia châu Phi đứng về phía mình chống lại nỗ lực của Ấn Độ nhằm có một ghế trong Hội đồng Bảo an của Liên Hợp Quốc.

Trong các vấn đề kinh tế rộng hơn, sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai đã làm mờ nhạt thực tế là khoảng cách giữa nước đứng đầu và đứng thứ hai vẫn còn rất rộng. Tuy nhiên, việc những cường quốc đang trỗi dậy hoạt động như một khối, với tổng GDP chiếm 16% GDP toàn cầu, đã mang lại cho các nước này vị trí thứ ba, sau EU và Mỹ. Nhưng điều này vẫn còn đánh giá thấp ảnh hưởng của các cường quốc đang trỗi dậy như Trung Quốc và Ấn Độ, và ở mức thấp hơn là Brazil, trong việc có thể gây ảnh hưởng đáng kể với nhiều quốc gia nhỏ hơn thuộc dạng đang phát triển thông qua G77, G20 trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và những nhóm tương tự khác. Về mặt thể chế, điều này bổ sung ảnh hưởng bầu cử đối với lập trường của họ. Phần đóng góp của nhóm BRIC vào kinh tế toàn cầu do đó không đủ lớn để tạo thành một nhóm thiểu số có khả năng ngăn chặn, nhưng vẫn đáng kể và không thể bị lờ đi mà không phải trả giá.

….

Xây dựng, cản trở, mặc cả hay cân bằng?

Download toàn bộ nội dung văn bản tại đây: Cac cuong quoc moi noi troi day nhu the nao.pdf

 


[1] Fareed Zakaria, The Post-AmericanWorld (New York: Norton, 2008).

[2] Richard Haass, ‘The Age of Nonpolarity: What Will Follow U.S. Dominance?’, Foreign Affairs, vol. 87, no. 3,  Tháng 5-6/2008, tr. 44–56.

[3] Kishore Mahbubani, The New Asian Hemisphere: The Irresistible Shift of Global Power to the East (New York: PublicAffairs, 2008).

[4] Tất nhiên, điều này bị phức tạp hóa bởi thực tế là không có định nghĩa nào về “cường quốc” được chấp nhận chung. Như Martin Wight đã lưu ý “sẽ dễ dàng nếu trả lời những câu hỏi lịch sử… hơn là đưa ra một định nghĩa, vì thường có những đồng ý chung về các cường quốc hiện hành”. Xem Martin Wight, Power Politics (Harmondsworth: Penguin, 1944), tr. 41. Hầu hết các học giả quan hệ quốc tế dựa vào định nghĩa cho rằng cường quốc “là quốc gia sở hữu sức mạnh quân sự đủ để tiến hành một cuộc chiến thực sự vượt xa chiến tranh thông thường chống lại quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới”. Xem John J. Mearsheimer, The Tragedy of Great Power Politics (New York: Norton, 2001), tr.5.

[5] The BRICS: The Trillion-Dollar Club’, Economist, 15/04/2010,

http://www.economist.com/node/15912964?story_id=15912964

[6] Dominic Wilson and Roopa Purushothaman, ‘Dreaming With BRICs: The Path to 2050’, Goldman Sachs Global Economics Paper No. 99, Tháng 10/2003.

[7] Nga khá là khác biệt trong lĩnh vực này. Ở mức độ lớn hơn rất nhiều so với những nước trong nhóm BRICS, sức mạnh kinh tế của Nga được thúc đẩy bởi trữ lượng năng lượng khổng lồ. Số liệu gần đây cho thấy gần 30% GDP của Nga phụ thuộc vào lĩnh vực năng lượng. Giả sử rằng Nga không thể đạt được tiến triển trong việc đa dạng hóa nền kinh tế, khả năng của Nga trong việc triển khai sức mạnh trong tương lai sẽ phụ thuộc nặng nề vào lợi nhuận có được từ xuất khẩu năng lượng. Xem International Energy Agency, World Energy Outlook 2009 (Paris: OECD/IEA, 2009

[8] Andrew Hurrell, ‘Hegemony, Liberalism and Global Order: What Space for Would-be Great Powers?’, International Affairs, vol. 82, no. 1, Winter 2006, tr. 1–19.

[9] Zhang Yunling and Tang Shiping, ‘A More Self-Confident China Will Be a Responsible Power’, Straits Times, 2/10/2002.

[10] Melo Caballero-Anthony, ‘Nontraditional Security and Multilateralism in Asia’, in Michael J. Green and Bates Gill (eds), Asia’s New Multilateralism: Cooperation, Competition, and the Search for Community (New York: Columbia University Press, 2009), tr. 306–28.

[11] C. Raja Mohan, Crossing the Rubicon: The Shaping of India’s New Foreign Policy (New York: Palgrave Macmillan, 2003), tr. 64.

[12] Steve Cohen, India: Emerging Power (Washington DC: Brookings Institution Press, 2001), tr. 55–7.

[13] Ví dụ, Trung Quốc và Ấn Độ không hề để những tranh chấp lãnh thổ lâu đời leo thang thành đụng độ cấp độ thấp trong nững năm gần đây.

[14] Mọi người nên tránh nhầm lẫn giữa G20 và “G20 WTO”. “G20” được thành lập vào năm 1999 như một diễn dàn các bộ trưởng tài chính của những quốc gia tiên tiến và đang phát triển; mục tiêu là ổn định thị trường tài chính toàn cầu sau khủng hoảng châu Á 1997. Vào thời điểm Thượng đỉnh Pittsburgh năm 2009, G20 thực tế đã thay thế cho G7, với tư cách là một thể chế hàng đầu mà thông qua đó những nhà lãnh đạo quốc gia có thể nhóm họp giải quyết các vấn đề tài chính và kinh tế toàn cầu đang gây nhức nhối. Ngược lại, “G20 WTO” tồn tại như một liên minh các quốc gia đang phát triển trong G20, nổi lên trước cuộc họp bộ trưởng năm 2003 ở Cancun để phản ứng (trong hầu hết các trường hợp là cản trở) với hàng loạt đề xuất của phương Tây.

[15] Hurrell, ‘Hegemony, Liberalism and Global Order’

[16] Neil McFarlane, ‘The “R” in “BRICs”’, International Affairs, vol. 82, no. 1, Winter 2006, tr. 41–57.

[17] United Nations, Department of Economic and Social Affairs, Population Division, World Population Prospects: The 2008 Revision (New York: United Nations, 2009).

[18] Tellis et al., Measuring National Power in the Postindustrial Age.

[19] Như trên.

[20] David Baldwin, ‘Power Analysis and World Politics: New Trends Versus Old Tendencies’, World Politics, vol. 31, no. 2, tháng 1/1979, tr. 161–94.

[21] Như trên

[22] Daniel Drezner, ‘Bad Debts: Assessing China’s Financial Influence in Great Power Politics’, International Security, vol. 34, no. 2, Fall 2009, pp. 7–45.

[23] Như trên


Ngày cập nhật 2015/07/27 Tác giả: nhadatphucankhang





Hỗ trợ trực tuyến

 

0835570473 - Họa sĩ Minh Tâm vẽ tranh Phong Thủy và Tôn Giáo

---

0938168807 (Marina)

Hình Ảnh Dự Án

Liên Kết Website

BACK TO TOP