Chiến tranh khí đốt giữa Nga và châu Âu bắt đầu!

(Quan hệ quốc tế) - Nga dừng dự án South Stream được coi như là lời tuyên chiến khí đốt của Nga với châu Âu...

Phần 1: “Già néo đứt dây”, EU đang hốt hoảng...

Tuyên bố của Tổng thống Putin về việc ngừng dự án “Dòng chảy phương Nam” (South Stream) đã gây cho châu Âu “cảm giác lạ”. Bằng mọi cách trì hoãn, ngăn cản Nga thực hiện dự án này, châu Âu đã không nghĩ rằng Nga lại từ bỏ nó dễ dàng dứt khoát đến vậy.

Trong giới chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), rõ ràng,,, họ thừa biết sự giận dữ của Moscow, nhưng rất yên tâm rằng, Nga sẽ không có con đường nào khác ngoài việc tiếp tục xây dựng South Stream theo điều kiện riêng mà họ đặt ra. Tiếc thay, trong chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ của Putin, những tính toán của họ đã trở nên sai lầm và khiến EU đang hốt hoảng.

Về ý nghĩa chính trị, EU đã thắng Nga khi buộc Nga phải đình chỉ dự án South Stream. Bởi lẽ, EU không muốn phụ thuộc vào Nga hoàn toàn, khi Nga độc quyền về đường ống cung cấp khí đốt và nguồn khí. EU đã hoàn toàn “chính trị hóa” đường ống khí đốt South Stream.

Nhưng, nên nhớ rằng EU đang rất cần South Stream để đa dạng hóa nguồn cung, hạn chế phải phụ thuộc vào một Ukraine bất ổn. Vấn đề là cái South Stream đó có đáp ứng yếu tố chính trị mà EU đặt vào đó hay không mà thôi.

Chính vì thế, khi Nga đã chấp nhận “không nài ép EU thực hiện” nữa vì “châu Âu không cần đến South Stream” thì EU lại...hốt hoảng. Kinh tế mới quyết định chính trị, chính trị chỉ là sự biểu hiện tập trung của kinh tế mà thôi.

Description: Khi Bulgaria không chấp nhận thì South Stream sẽ bị hủy bỏ. Châu Âu chỉ nhận được khí đốt qua Ukraine.

Khi Bulgaria không chấp nhận thì South Stream đã bị hủy bỏ. Châu Âu chỉ nhận được khí đốt qua mỗi đường Ukraine.

 

Làm gì có chuyện các thành viên EU không cần South Stream, ít nhất là 7 thành viên của EU gồm Bulgaria, Serbia, Hungary, Slovenia, Italy, Croatia, Áo. Việc các nước này bị thiệt hại đặc biệt là Bulgaria, Serbia và Hungary, chẳng hạn, hủy bỏ dự án này có thể khiến Bulgaria mất đi nhiều lợi ích, trong đó, riêng nguồn thu ngân sách từ phí trung chuyển khí đốt sẽ đem lại cho họ 400 triệu euro/năm…luôn là “nguy cơ bất ổn” cho EU.

Rõ ràng là bất kỳ động thái nào liên quan tới mặt hàng này cũng có thể là nguyên nhân khiến nội bộ EU lục đục. Họ đã lên tiếng tố cáo đây là “trò chơi mèo vờn chuột của các nước lớn”, Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic đã nói trên đài truyền hình quốc gia "Liệu còn có dự án nào tốt hơn South Stream không? Chúng ta đang phải trả giá cho một cuộc xung đột giữa các cường quốc lớn”…

Do vậy, nếu EU không giải quyết thấu đáo lợi ích chung và riêng, kinh tế và chính trị thì có nguy cơ đổ vỡ. Nước Anh đã vì quyền lợi riêng trong vấn đề người lao động nhập cư đã đe rời bỏ EU thì không có gì bảo đảm là 7 nước này không có suy nghĩ đó. Vấn đề là lợi ích bị ảnh hưởng nhiều hay ít mà thôi.

Rõ ràng là EU đang ngăn cản không cho Nga thực hiện dự án Nouth Stream khiến Nga đầu hàng, bỏ cuộc. EU nên ăn mừng chiến thắng chứ, sao người phát ngôn Ủy ban châu Âu còn tuyên bố: " Ủy ban châu Âu và EU vẫn duy trì cam kết đối với khu vực về đường dẫn khí đốt và thứ 3 tuần tới sẽ là một trong những cơ hội đầu tiên để đại diện các quốc gia thành viên EU và Ủy ban châu Âu đối thoại về vấn đề này cũng như xem xét xây dựng liên minh năng lượng cho EU. Ủy ban châu Âu cho rằng, cuộc đối thoại vẫn sẽ được tiến hành theo kế hoạch vào ngày 9/12 tới, bởi an ninh năng lượng luôn được đặt ưu tiên hàng đầu”? (VOV) 

Ra vậy! Cuộc mặc cả Nga-EU về South Stream đã đến hồi gay cấn. EU “ra giá” quá cao khiến Nga quay lưng và khi Nga quay lưng thì EU hốt hoảng gọi lại. Nhưng Nga đã “bỏ của chạy lấy người” rồi. Nga bị phương Tây cấm vận, giá dầu giảm khiến kinh tế suy thoái, vay tiền thì EU cấm…thì lấy tiền đâu mà đầu tư.

Tuyên bố dừng dự án Nouth Stream cũng chính là thông điệp của Nga: Thôi, các ngài hãy quên South Stream đi. Các ngài chỉ còn mỗi đường dẫn khí đốt qua đất của “kẻ tống tiền” Ukraine mà thôi. Ráng mà khuyên nhủ Kiev và quân ly khai thế nào đó để mà nhờ cậy trong mùa Đông rét buốt trước khi có dòng chảy khí đốt đến từ Mỹ.

Nga dừng dự án South Stream đồng nghĩa với việc khí đốt từ Nga đến EU chỉ một con đường là phải qua Ukraine. Tình hình này sẽ tạo điều kiện cho Kiev tống tiền EU càng lớn và đây mới là thắng lợi lớn của Ukraine.

Cách đây vài tháng, EU đã ký với Nga thỏa thuận tài chính bảo lãnh trả nợ cho Ukraine để Nga mở van khí đốt cho Ukraine sau khi đã khóa 6 tháng. Tuy nhiên hiện giờ, điều đó vẫn chưa xảy ra và Nga đã cho Kiev một đòn tiếp theo là cắt nguồn than đá bán cho Kiev, thì mùa Đông này khi hết lượng khí đốt dự trữ, Ukraine sẽ ra sao? Điều này chỉ EU là biết rõ hơn ai hết.

Với thế, thời, như vậy, trước mùa Đông này, chắc chắn quân ly khai sẽ tấn công mạnh vào quân chính phủ Kiev để buộc EU phải 2 lựa chọn, hoặc là phản ứng lấy lệ hoặc là tan nát hệ thống đường ống trung chuyển ở Ukraine. Nếu như tình hình Ukraine căng thẳng, giao tranh ác liệt xảy ra thì đường ống dẫn khí đốt đến châu Âu nhất định bị trục trặc là đương nhiên, Kiev sẽ giở trò với lượng khí đốt của châu Âu trong đường ống đi qua đất của mình là có thể…

Rốt cuộc, châu Âu tái hiện mùa Đông lạnh lẽo như năm 2009 hay không lại phụ thuộc vào Kiev và...sự tấn công của quân ly khai, mà quân ly khai với Nga như thế nào thì ai chả biết. 

Như vậy, Nga, nếu như trả đòn cấm vận của EU bằng khí đốt thì hoặc là trực tiếp cắt nguồn cung tại Nga hoặc dùng Ukraine, mà cả hai đều không có gì khác nhau, thì Ukraine chính là nơi mà Nga có thể ra đòn nhất theo cách đó khiến EU không có cớ để lên án, vừa che đậy được hành động không “quân tử” của Nga đối với khách hàng EU (Dù EU đã, đang cấm vận Nga cũng chẳng quân tử gì).

Vì thế, tuyên bố dừng dự án South Stream của Nga là có tính toán đúng về thời điểm, là nước “rút xe chiếu tướng” của Nga, được coi như là lời tuyên chiến khí đốt của Nga với châu Âu. Mùa Đông, cuộc chiến tranh khí đốt Nga-châu Âu đã bắt đầu.

Tiếp theo: Đột phá Thổ Nhĩ K

Nhiều dấu hiệu Nga không thể chịu đựng đòn phạt phương Tây

(Tin tức 24h) - Giá dầu giảm sâu đẩy tỷ giá đồng rúp xuống thấp kỷ lục đã dập tắt những tia hy vọng cuối cùng của Nga về việc duy trì tăng trưởng kinh tế.

Ngày 2/12, 54 rúp đổi được 1 USD, mất giá gần 40% từ đầu năm tới nay khiến Bộ Kinh tế Nga phải đưa ra dự báo bi quan về nguy cơ Mátxcơva rơi vào suy thoái kinh tế.

Bộ này nhận định, GDP nước Nga giảm 0,8% trong năm 2015, so với dự báo tăng 1,2% đưa ra trước đó và mức tăng 0,5% có thể đạt được trong năm nay.

Nếu dự báo này trở thành hiện thực, năm tới sẽ là năm đầu tiên kinh tế Nga suy thoái kể từ năm 2009.

Cách đây 1 tháng, Ngân hàng Trung ương Nga đánh giá GDP nước này sẽ có mức tăng 0% trong năm tới. 

Description: Nước Nga bị cảnh báo sắp rơi vào suy thoái kinh tế

Nước Nga bị cảnh báo sắp rơi vào suy thoái kinh tế

 

Bộ Kinh tế Nga cũng dự báo các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên nước này liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ duy trì cho tới năm 2016.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa đưa ra lập trường cứng rắn rằng còn lâu mới đến lúc Mátxcơva được nới hoặc dỡ lệnh trừng phạt.

Nguy cơ suy thoái kinh tế khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin trong ngày 2/12 đã ký một sắc lệnh không tăng lương cho công chức ở văn phòng tổng thống, chính phủ cùng các cơ quan công quyền khác.

Rõ ràng đây là một quyết định chẳng đặng đừng của ông Putin, người đã cho công chức hưởng mức lương cao từ khi ông trở lại ngôi tổng thống Nga hồi năm 2012.

Mới vài ngày trước, ông Putin còn lạc quan tuyên bố rằng giá dầu thấp không "làm hại" được Nga vì nước này đã chuẩn bị nhiều kịch bản để đối phó.

Tương tự, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Aleksey Ulyukaev cũng mạnh miệng khẳng định: "Chúng ta sẽ không sụp đổ".

Thế nhưng, diễn biến của thị trường khiến Nga khó giữ vững được lập trường và buộc phải "đổi giọng", chịu thừa nhận thực tế.

Theo tính toán, Nga thiệt hại 140 tỷ USD do lệnh trừng phạt và giá dầu giảm

Dầu hạ xuống 40 USD/thùng có khiến Nga sụp đổ?

(Quan hệ quốc tế) - Giới phân tích dự đoán, nếu giá dầu giảm xuống mức 40USD/thùng, nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ giống như Liên Xô. Liệu điều này có khả năng xảy ra?

Kinh tế Nga sẽ sụp đổ nếu giá dầu hạ xuống 40 USD/thùng?

Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Siluanov đã phát biểu: “Điều gì đã xảy ra với nền kinh tế? Chúng ta mất khoảng 40 tỷ USD mỗi năm do những biện pháp trừng phạt chính trị và có thể mất khoảng 90 đến 100 tỷ USD mỗi năm nếu giá dầu giảm xuống 30 phần trăm”.

Trên thực tế, giá dầu đã giảm tới 40% và đồng rúp cũng mất giá chừng đó kể từ sau cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine.

Tại thời điểm giá dầu tuột dốc thảm hại trong vòng 5 năm trở lại đây, Bộ trưởng Siluanov lo ngại rằng, kinh tế Nga sẽ trượt vào suy thoái nếu giá dầu xuống đến 60 USD một thùng. Ông tuyên bố là chính phủ sẽ nghiêm ngặt hơn trong vấn đề ngân sách và sử dụng những công cụ chống khủng hoảng.

Ngày 14 tháng 11, giá dầu thô Biển Bắc mác Brent đã tụt xuống đến chỉ số 77 USD một thùng, đến ngày 24 tháng 11, Brent được giao dịch quanh mức 80,3 USD một thùng. Tuy nhiên, giá dầu thô đã giảm kỷ lục sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (Organization of the Petroleum Exporting Countries - OPEC) quyết định không cắt giảm sản lượng để đẩy giá lên.

12 thành viên OPEC đã quyết định duy trì sản lượng 90 triệu thùng dầu mỗi ngày như đã thống nhất vào tháng 12 năm 2011. Sau cuộc họp ở Vienna, Tổng Thư ký OPEC Abdallah Salem el-Badri cho biết, các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ không nên phản ứng nóng vội và không đẩy giá dầu bằng việc cắt giảm sản lượng.

Chốt phiên giao dịch ngày 28-11 tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giảm 7,54 USD/thùng (tương đương trên 10%), chốt ở 66,15 USD/thùng. Đây là phiên giảm mạnh nhất của giá dầu ngọt nhẹ kể từ tháng 3-2009. Sau khi thị trường đóng cửa và chuyển sang giao dịch điện tử, giá dầu tiếp tục giảm xuống 65,69 USD/thùng, thấp nhất trong 5 năm qua.

Description: Liệu Nga có tránh được

Liệu Nga có tránh được "vết xe đổ của Liên Xô"?

 

Tại thị trường London, giá dầu thô Brent giảm 2,43 USD/thùng, tương đương giảm 3,3%, dừng ở 70,15 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá dầu Brent xuống dưới mức 70 USD/thùng, thấp nhất từ tháng 5/2010.

Trong tháng 11, giá dầu Brent giảm 18%, đánh dấu chuỗi 5 tháng giảm liên tục, thời kỳ giảm dài nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Sau khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine bước sang giai đoạn nội chiến từ tháng 5 đến nay, giá dầu Brent đã trượt dốc không phanh tới 40%, từ mức 115 USD/thùng trước đó.

Các nhà phân tích kinh tế thế giới nhận định, nếu dầu mỏ sụt giá đến mức 40 USD/thùng, đó là viễn cảnh thảm họa. Sự sụt giảm của giá dầu mỏ tác động mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008, bây giờ có thể sẽ còn trầm trọng hơn nữa. Kinh tế Nga có thể sụp đổ nếu giá dầu giảm dưới mức này.

Tuy khả năng là không cao nhưng các chuyên gia quốc tế không thể loại trừ giá dầu sẽ đạt mức dưới 40 USD/thùng và thế giới sẽ chứng kiến sự tái diễn những sự kiện của 30 năm trước đã dẫn đến sự sụp đổ của Mexico và sụp đổ của siêu cường thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa là Liên Xô. Ngoài ra, nền kinh tế thế giới cũng bước vào một giai đoạn suy thoái trầm trọng

Theo "Bloomberg", trong những điều kiện như vậy, nguồn thu từ dầu mỏ sẽ không thể bảo vệ Nga - nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới - trước đòn trừng phạt của EU và Hoa Kỳ.

Một quốc gia cũng phải đương đầu với trừng phạt quốc tế là Iran sẽ buộc phải cắt giảm các khoản trợ cấp mà trước đó phần nào bảo vệ được cư dân trước sức ép ngày càng tăng từ các biện pháp của phương Tây.

Trong số những nước sẽ chịu thiệt hại tối đa do sụt giảm giá dầu còn có Nigeria, đang chống chọi không mấy thành công với các chiến binh Hồi giáo, và Venezuela, quốc gia có nền kinh tế suy yếu vì những quyết định chính trị không thích hợp. Các nước khác thuộc OPEC cũng sẽ thiệt hại nặng nề nếu giá dầu chạm đến mức đó.

Description: Daauif mỏ hiện chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế Nga

Dầu mỏ hiện chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế Nga

 

Các nhà sản xuất dầu đã quen với thực tế là mức giá dầu xoay quanh mốc 100 USD/thùng nên đã không đa dạng hóa kinh tế hoặc quá chậm chạp trong phản ứng. Trong trường hợp duy trì giá thấp với dầu mỏ, những nước này và sau đó là cả thế giới sẽ phải đón đợi thảm họa chính trị và xã hội nghiêm trọng - chuyên viên Paul Stevens từ hãng Chatham House của Anh tuyên bố.

Đòn đánh của phương Tây có khiến Nga sụp đổ?

Một số nhà phân tích Nga cho rằng người Mỹ và đồng minh đã có hành vi thao túng thị trường dầu mỏ thế giới. Hoa Kỳ đang chơi trò giảm giá dầu bằng cách tác động đến các nước đồng minh khai thác dầu mỏ, để triệt hạ Nga - quốc gia mà Washington có quan điểm bất đồng vì các sự kiện ở Ukraine - giống như việc họ đã làm 30 năm trước với Liên Xô.

Chuyên gia ngành dầu khí Nga Mikhail Molodov cho rằng, đây chắc chắn là vấn đề bán phá giá với sự tiếp tay của đồng minh Mỹ như Saudi Arabia.

Tuy nhiên, chính Riyadh sẽ nhận lãnh hậu quả từ việc tiếp tay cho Mỹ, bởi không thể phủ nhận là sắp tới Hoa Kỳ có thể đạt được lượng khai thác dầu đá phiến sét tối đa trong lịch sử hiện đại.

Tất nhiên, quốc gia chủ chốt của OPEC không thể hài lòng với điều đó. Bởi vì thị trường dầu mỏ của Mỹ sẽ chiếm thị trường của Saudi Arabia, điều đó sẽ gây bất lợi cho thành viên OPEC này. Giá dầu giảm lâu dài sẽ gây thiệt hại cho tất cả các thành viên tham gia tổ chức. Đặc biệt, tình hình nội bộ ở Saudi Arabia có thể bị ảnh hưởng mạnh.

Bởi vậy, nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra lạc quan về tương lai của giá dầu. Hiện nay, dầu mỏ là một trong những nền tảng của kinh tế thế giới, giá dầu có tác động rất lớn đến sự phát triển khách quan của nền kinh tế thế giới, chính trị không thể gây tác động lâu dài đến kinh tế được. Không nghi ngờ gì, xu hướng chung tăng dần giá dầu sẽ vẫn giữ nguyên.

Nguồn khai thác truyền thống suy giảm, giá thành khai thác lên cao sẽ lại làm cho dầu thô trở nên đắt đỏ. Hơn nữa, các nước chỉ có tiêu thụ dầu nhiều hơn chứ không thể giảm đi. Điều này đặc biệt đúng với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà hiện nay tốc độ phát triển kinh tế có phần giảm xuống, nhưng tăng trưởng chiến lược của họ ngày càng rõ nét.

Description: OPEC quyết định không cắt giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên

OPEC quyết định không cắt giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên

 

Ngay cả Mỹ cũng hiểu một điều là không thể can thiệp quá sâu vào các vấn đề kinh tế, phá bỏ các quy luật khách quan của nó. Mỹ không được hưởng lợi gì khi giá dầu hạ xuống, vì chi phí khai thác dầu đá phiến sét là rất cao. Với giá dầu hiện nay, Mỹ chỉ có lỗ chứ không có lãi. Và thực tế đã chứng minh phần nào quan điểm của các chuyên gia Nga.

Trong phiên giao dịch hôm qua - 1/12, giá dầu thô thế giới có thời điểm đã tăng đến 5%, thoát mức đáy thiết lập 5 năm trước đó. Đây cũng là phiên tăng giá mạnh nhất của dầu thô kể từ năm 2012. Lúc đóng cửa tại thị trường London, giá dầu thô Brent tăng 2,39 USD/thùng, tương đương tăng 3%, mạnh nhất từ tháng 10/2012, chốt ở 72,54 USD/thùng.

Tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ chốt phiên tăng 2,85 USD/thùng, tương đương tăng 4%, mạnh nhất từ tháng 8/2012, đạt 69 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá dầu rớt xuống mức đáy của 5 năm ở mức 63,72 USD/thùng. Dự kiến giá dầu sẽ không thể xuống đến 40 USD/thùng và chắc chắn nó sẽ dần tăng lên trong thời gian tới.

Các chuyên gia Nga cho rằng, Mỹ và đồng minh đang tìm mọi cách để làm kinh tế Nga sụp đổ hoặc thay đổi chế độ chính trị ở Nga. Tuy nhiên, có thể khẳng định là Washington không thể làm được điều này trong bối cảnh hiện Moscow đã có sự chuẩn bị và thấm thía bài học từ sự tan rã của Liên bang Xô viết.

Giáo sư Vladimir Shtol từ Học viện Hành chính trực thuộc Phủ Tổng thống cho rằng, hiểu được những thách thức từ việc phụ thuộc quá lớn vào xuất khẩu dầu mỏ, thấm nhuần bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô, Tổng thống V.Putin đã đưa ra Học thuyết chiến lược mới nhằm đưa nước Nga tránh được vết xe đổ từ thời “Chiến tranh lạnh”.

Điểm đặc biệt trong Học thuyết mới này về mặt kinh tế là nó đánh dấu sự thoát khỏi phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ nói riêng và tài nguyên nói chung, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao và tinh chế, dựa trên nền tảng là hoạt động khoa học, kỹ thuật và những phát minh thiết kế-chế tạo của nước nhà.

Description: Tổng thống Nga Putin đã hoạch định chiến lược mới để giảm phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu dầu mỏ

Tổng thống Nga Putin đã hoạch định chiến lược mới để giảm phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu dầu mỏ

 

Điều đó sẽ giúp nền kinh tế Nga đi lên bằng nội lực chứ không phải bằng những giá trị ảo, đồng thời thoát khỏi sự phụ thuộc vào nước ngoài trong thời đại những quyết định về chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế. Moscow đang thể hiện quyết tâm không để mình biến thành nạn nhân của Washington và đồng minh.

 

Nước Nga và bài học của Liên Xô

Khoảng giữa thập niên 80 của thế kỷ 20, Mỹ đã tập trung đánh vào nền kinh tế bao cấp, chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu mỏ của Liên bang Xô viết. Đầu tiên là Hoa Kỳ đã đánh phá giá đồng USD tới gần 30% khiến doanh thu thực tế từ xuất khẩu dầu mỏ của Liên Xô sụt giảm trầm trọng.

Đồng thời, Mỹ đã bắt tay với Saudi Arabia tăng lượng khai thác lên gấp 5 lần, từ 2 triệu thùng/ngày lên 10 triệu thùng, cung vượt cầu đã khiến giá dầu thế giới giảm tới gần 55%, từ xấp xỉ 30USD/thùng còn hơn 10USD/thùng, tương đương với mức ngưỡng sụp đổ của nền kinh tế Nga mà các chuyên gia vừa dự báo.

Giá dầu giảm mạnh cùng sự suy thoái của kinh tế thế giới khiến xuất khẩu vũ khí vốn đã ít ỏi của Liên Xô gần như tê liệt. Trong khi đó, doanh thu từ xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao gần như bằng không đã khiến nền kinh tế của Liên bang Xô viết mất cân bằng trầm trọng.

Giá dầu giảm cùng với sự tăng giá ngoại tệ chi trả nhập khẩu sản phẩm công nghệ cao của các nước châu Âu, đối lập với sự mất giá của ngoại tệ thu về từ xuất khẩu (USD) đã khiến nền kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng, thâm hụt ngân sách lớn, đời sống nhân dân khó khăn đã gây ra những biến động lớn trong đời sống xã hội.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu đẩy nhanh tình trạng “tự diễn biến”, dẫn đến sự sụp đổ của đầu tàu Xã hội Chủ nghĩa. Hiện cũng đang trong tình trạng gần tương tự, liệu Nga có thoát khỏi “vết xe đổ” của Liên Xô?

 

Đại chiến dầu thô: Nga ôn bài học đau đớn thời Reagan

(Quan hệ quốc tế) - Cuộc chiến dầu thô cùng với chính sách bao vây và cấm vận từ phương Tây gợi nhớ lại thời Chiến tranh lạnh với đòn đau từ Mỹ.

Sức chịu đựng của Nga trước gọng kìm cấm vận và giá dầu thô

Từ 0h00 ngày 12/9, EU quyết định áp đặt biện phạt trừng phạt kinh tế mới với Nga. Thị trường chứng khoán Nga bắt đầu chao đảo, tỷ giá đồng rúp – USD ngày 16/9 đã xuống thấp kỷ lục 38 rúp/01 USD (cụ thể là 38,68 rúp), đối với đồng euro – tỷ giá đã là 50,5 rúp/01 euro.

Tính đến thời điểm hiện tại, Nga đang thiệt hại tới 140 tỷ USD (113 tỷ euro) mỗi năm do các biện pháp trừng phạt của Phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine và giá dầu tụt dốc, song Tổng thống Vladimir Putin khẳng định những thiệt hại về kinh tế là "không đến mức tai hại".

Description: Những tác động tiêu cực của giá dầu lao dốc

Giá dầu lao dốc có tác động tiêu cực đến kinh tế

 


Hãng tin RIA Novosti dẫn phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov tại một diễn đàn kinh tế ở Moskva cho hay: "Chúng tôi thiệt hại khoảng 40 tỷ USD mỗi năm do các biện pháp trừng phạt mang động cơ địa chính trị".

Theo ông Siluanov, giá dầu sụt giảm cũng khiến nền kinh tế Nga thiệt hại "khoảng 90 đến 100 tỷ USD mỗi năm". Tuy nhiên, ông hạ thấp tác động của các biện pháp trừng phạt với các thiệt hại về kinh tế khi cho rằng giá dầu thô mới là yếu tố quyết định.

Ngày 21/11, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết nước này đang cân nhắc cắt giảm sản lượng dầu để tăng giá. Theo ông Novak, Nga không có phương tiện kỹ thuật để nhanh chóng tăng hay giảm sản lượng dầu như Saudi Arabia, song Moskva đang nghiêm cứu "tính thiết thực của những biện pháp như vậy".

Liên quan đến giá dầu sụt giảm hay trượt giá đồng ruble của Nga, Tổng thống Putin đánh giá: "Kinh tế Nga bị ảnh hưởng từ những đòn trừng phạt của EU. Nhưng về nguy cơ "những hậu quả thảm khốc" thì tôi bác bỏ điều đó."

Đồng thời, Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ không sa vào con đường này trong bất kỳ hoàn cảnh nào và chẳng ai có thể vây hãm chúng tôi. Họ đang nói về những điều bất khả thi". Thực tế, Mỹ đang nỗ lực cô lập nước Nga và khiến nền kinh tế Nga suy thoái, thậm chí là khủng hoảng bằng các biện pháp trừng phạt mà họ và đồng minh theo đuổi.

Description: http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/11/30/291649/dai-chien-dau-tho-khien-nga-kiet-que-the-nao_301654416.jpg

 

Cay đắng với đòn của Reagan

Không phải đến bây giờ nền kinh tế Nga, đặc biệt là liên quan đến dầu mỏ mới chịu ảnh hưởng nặng nề từ những chính sách bao vây của phương Tây, mà từ những năm 1980, nền kinh tế Liên Xô đã 'nếm mùi' cay đắng bởi chính sách của Mỹ.

Khi đó, Tổng thống R.Reagan công bố quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với tất cả các công ty và các nước sử dụng giấy phép sản xuất cũng như trang thiết bị, máy móc và vật liệu được sản xuất có ứng dụng công nghệ Mỹ nếu hợp tác với Liên Xô.

Quyết định này của Mỹ đã gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Châu Âu, nhưng lần này ít có nước nào dám chống lại. Và không lâu sau đó các dự án công nghiệp Xô Viết (trước hết là dự án đường dẫn khí đốt) đối mặt với nguy cơ Phương Tây cắt giảm cung cấp các mặt hàng công nghệ cao đã được thỏa thuận từ trước.

Nếu như vào cuối những năm 1970, tỷ lệ hàng hóa công nghệ cao trong xuất khẩu của Mỹ vào Liên Xô vượt 30%, thì đến năm 1982, tỷ lệ này chỉ còn 7%. Xu hướng như vậy cũng bắt đầu xuất hiện trong quan hệ kinh tế với Châu Âu.

Đòn tiếp theo của Mỹ giáng vào Liên Xô là trong lĩnh vực tiền tệ. Các khoản thu ngoại tệ chủ yếu của Liên Xô đều từ thị trường dầu mỏ, nơi mà mọi giao dịch thanh toán đều được thực hiện bằng USD. Từ mùa thu năm 1984, trong vòng một năm Mỹ đã phá giá đồng USD tới 25%.

Từ thời gian đó, Liên Xô nhận được từ xuất khẩu dầu mỏ bằng đồng đôla đã giảm giá tới 1/4 và vẫn nhập khẩu hàng tiêu dùng và trang thiết bị từ Châu Âu bằng các đồng tiền đang lên giá của các nước này. Thặng dư thương mại Liên Xô ngày càng giảm.

Tháng 4/1985, Hội nghị Trung ương ĐCS Liên Xô họp và đưa ra các mục tiêu của chiến lược “cải tổ”. Nguyên nhân dẫn đến việc giới lãnh đạo Xô Viết đồng ý thay đổi là những khó khăn kinh tế mà Liên Xô đang phải đối mặt.

Việc quá tập trung các nguồn lực chủ yếu để đối đầu với Mỹ đã làm tổn hại nặng cho nền kinh tế. Nhưng điều quan trọng nhất – khoảng cách tụt hậu công nghệ so với Phương Tây ngày càng tăng. Lại cũng chính vào thời điểm này, Mỹ đã thành công trong việc gây sức ép với Saudi Arabia để đánh sụp “chỗ dựa” của nền kinh tế Xô Viết. Mùa hè năm 1985, Saudi Arabia đã mở kho dự trữ dầu và tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu.

Đến cuối năm 1985, sản lượng khai thác dầu của Saudi Arabia tăng từ 2 triệu thùng/ngày lên 10 triệu thùng/ngày – giá dầu trên thế giới giảm từ 30 xuống còn 12 USD/thùng. Chỉ riêng thiệt hại do giá dầu giảm của Liên Xô trong những tháng đó đã là hơn 10 tỷ USD.

Lại cũng trong khoảng thời gian này Liên Xô mất gần 2 tỷ USD tiền xuất khẩu vũ khí –lý do: Iran, Iraq và Lybia do khoản thu nhập từ xuất khẩu dầu bị suy giảm đột ngột nên đã không thể thanh toán khoản tiền nhập khẩu vũ khí cho Liên Xô.

Người dân Liên Xô đã bắt đầu không thể mua được một số mặt hàng Phương Tây (lương thực - thực phẩm, chi tiết máy, hàng tiêu dùng) vì giá quá cao. Mùa hè năm 1986, Liên Xô đã phải tăng lượng xuất khẩu dầu mỏ lên 5 lần nhưng cũng chỉ mua được một khối lượng trang thiết bị của Tây Đức như cách đó một năm trước.

Kết quả là, bắt đầu từ năm 1985, thâm hụt ngân sách của Liên Xô ngày càng lớn (từ 18 tỷ rúp năm 1985 lên đến 76 tỷ rúp năm 1990, trong khi tổng thu ngân sách hơn 400 tỷ rúp một chút). Thực tế đó buộc chính phủ lại phải tìm các khoản vay mới từ bên ngoài...

 


Ngày cập nhật 2014/12/23 Tác giả: nhadatphucankhang





Hỗ trợ trực tuyến

 

0835570473 - Họa sĩ Minh Tâm vẽ tranh Phong Thủy và Tôn Giáo

---

0938168807 (Marina)

Hình Ảnh Dự Án

Liên Kết Website

BACK TO TOP