3 tin để suy ngẫm những ngày cận tết

 

Tổng Hợp Của Các Báo

 

Bàn mãi cũng chỉ là bàn chơi

: “Kinh tế năm 2013 bàn nát ra rồi. Chính phủ có nghị quyết rồi, Quốc hội cũng thông qua kế hoạch rồi, bây giờ có bàn cũng là bàn chơi thế thôi”. 

Tư Hoàng

Trong khi Việt Nam theo đuổi mô hình kinh tế thị trường, thì khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng 34% GDP.

Mặc dù dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới nhất đã bỏ khái niệm “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (xem TBKTSG số 3-2013), những chuyên gia kinh tế và hoạch định chính sách vẫn lo ngại cho sức ì của khu vực này sẽ ảnh hưởng đến cả toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tới nay chưa được khởi động một cách có thực chất.

Khi chủ tọa nhắc đến tên Trương Đình Tuyển, ông đã được đón nhận bằng những tràng pháo tay rộn rã của các nhà kinh tế tham dự hội nghị do Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức cuối tuần trước. Là người dẫn đầu nhóm 14 nhà kinh tế thường họp hàng tháng để đưa ra những kiến nghị giúp các nhà điều hành kinh tế, ông Tuyển hiểu hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan hiện nay. Ông giải thích: “Chính phủ đang phải giải quyết vấn đề doanh nghiệp đang kiệt quệ mà lạm phát (tháng 1) đã lại cao, dù tháng 2 mới là tháng Tết. Chính phủ không thể không giải quyết vấn đề ngắn hạn, nhưng giải quyết cách nào để không phá vỡ dài hạn?”.

“Dài hạn”, như ông ám chỉ, đó là cam kết ổn định lại kinh tế vĩ mô vốn đã trở nên dễ tổn thương suốt nhiều năm qua do “vung tay quá trán”. Thế nhưng, khi sự ổn định đã có dấu hiệu trở lại bởi những chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt đến khắc nghiệt, thì cái giá phải trả là “quá đắt” cho nhiều khu vực kinh tế, theo Tiến sĩ Phạm Hồng Chương, Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Chương nói: “Chính sách của Chính phủ đã mang lại sự ổn định vĩ mô nhưng cũng mang lại tiêu cực là sự đình trệ. Liệu Chính phủ kéo dài những chính sách này được bao lâu?”. Hơn nữa, ông nhận xét tiếp, kinh tế Việt Nam vẫn còn nguyên những tồn tại lâu dài chưa được giải quyết.

Một trong những điểm “còn tồn tại” đó chính là khu vực DNNN đang giữ nguồn lực lớn của quốc gia và đang được gắn mác “giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế”. Ông Tuyển nói: “Tôi không đồng ý quan điểm DNNN góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Nó chiếm tỷ lệ lớn trong tín dụng và đầu tư công, nên phải coi tái cơ cấu DNNN là trụ cột để tái cơ cấu kinh tế”.

Đánh giá của ông Tuyển nay đã nhẹ nhàng hơn các nhà kinh tế khác. GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn, Đại học Kinh tế Quốc dân, nói: “Nếu không có sự thay đổi về quan điểm và tư tưởng thì việc tái cấu trúc khu vực kinh tế đang nợ tới hơn 1,3 triệu tỉ đồng vẫn còn “luẩn quẩn””. Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược đồng tình: “Chúng ta không thể tái cơ cấu kinh tế trên nền tảng tư duy cũ. Làm sao tái cơ cấu khi vẫn giữ DNNN làm chủ đạo”. Theo ông Lược, nếu để DNNN thuê đất, tiếp cận vốn vay như khu vực doanh nghiệp tư nhân thì chắc chắn là 100% thua lỗ. “Khu vực gây tai họa cho nền kinh tế mà không ông nào chết, trong khi khu vực đóng góp cho nền kinh tế thì chết như ngả rạ”, ông nói với vẻ xót xa.

Ông Võ Đại Lược nhận xét, trong khi Việt Nam theo đuổi mô hình kinh tế thị trường, thì khu vực DNNN vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng 34% GDP. Ông nói đầy vẻ lo lắng: “Trên thế giới không có nền kinh tế thị trường nào có khu vực nhà nước khổng lồ như vậy”. Theo ông, người ta đang lờ hai điểm quan trọng nhất khi tái cơ cấu DNNN, đó là dẹp bớt về số lượng và quản trị theo chuẩn quốc tế. “Chúng ta không thể lấy yếu tố đặc thù của Việt Nam để loại bỏ những yếu tố tiên tiến, hiện đại mà nhân loại đã phát hiện ra hàng trăm năm trước khi có nền kinh tế thị trường tự do”.

“Khu vực gây tai họa cho nền kinh tế mà không ông nào chết, trong khi khu vực đóng góp cho nền kinh tế thì chết như ngả rạ.”
Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược

 

Ông Phạm Hồng Chương lo ngại, kinh tế Việt Nam sẽ cứ loay hoay mãi trong một vòng xoáy đã hình thành. Lượng vốn quá lớn đã đổ vào thị trường bất động sản, mà ông ước tính thu hút được sự tham gia của hầu hết các doanh nghiệp lớn và vừa. Lợi nhuận dễ dàng làm họ không chú tâm đến lĩnh vực kinh doanh chính, làm triệt tiêu động lực kinh doanh. Khi thị trường bất động sản xì hơi, hệ thống doanh nghiệp đổ dốc và không cho thấy lợi thế cạnh tranh nào thực sự. Vòng xoáy của thị trường này lên doanh nghiệp, ngân hàng, nhà đầu cơ… sẽ còn kéo dài 5-7 năm nữa. “Vấn đề là niềm tin vào thị trường này hầu như không còn nữa”, ông Chương nói. Ông cho rằng, Nhà nước không tin doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp không tin vào sự ổn định của chính sách và tính minh bạch của Nhà nước. Ngân hàng không tin vào doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân. Kết cục là tín dụng thắt chặt, nợ xấu tăng nhanh, thị trường đóng băng. Ông Tuyển cũng lo ngại, nợ xấu sẽ làm kinh tế ngưng trệ. “Doanh nghiệp có dự án tốt cũng không vay được; còn ngân hàng cũng không sao giảm lãi suất được. Các ngân hàng đều phải lách trần huy động để bù vào khoản nợ xấu. Thống đốc cứ nói là giảm lãi suất, giảm làm sao được”.

Câu hỏi đặt ra, liệu có những tín hiệu nào cho thấy Việt Nam sẽ thay đổi, ít nhất là về dài hạn? Trả lời câu hỏi này không dễ. Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá than thở, cơ quan ông vừa được yêu cầu xây dựng một đề án tái cơ cấu DNNN khác, sau khi Bộ Tài chính đã có Đề án 929. Ông nói: “Chúng tôi đến khổ vì đề án tái cơ cấu có quá nhiều ý kiến khác nhau. Một dạng ý kiến vẫn cho rằng, đề án phải định được tỷ lệ bao nhiêu sắt, thép, xi măng, phân bón. Còn dạng ý kiến thứ hai là để thị trường phân bổ lại nguồn lực. Tôi theo trường phái này”.

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan phàn nàn, ông không biết chương trình tái cấu trúc làm như thế nào. Ông nói: “Chúng ta lúc nào cũng hô khẩu hiệu chung chung là tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nhưng báo cáo Quốc hội xong rồi thôi, để đấy”. Ông nói, cả thế giới đang chuyển động, mà Việt Nam hoàn toàn không để ý gì đến nó cả.

Liệu những ý kiến của các nhà kinh tế tại hội thảo này có tác dụng? Ông Vũ Khoan tỏ vẻ không tin tưởng: “Kinh tế năm 2013 bàn nát ra rồi. Chính phủ có nghị quyết rồi, Quốc hội cũng thông qua kế hoạch rồi, bây giờ có bàn cũng là bàn chơi thế thôi”.

 

Vàng hết thời rồi! 

   1/12  

Thời của vàng đã đến hồi kết

 Càng ngày càng đông người quay lưng lại với vàng.

Hai nhà phân tích Tom Kendall và Ric Deverell của Credit Suisse vừa công bố một báo cáo chấn động với tựa đề: “Thời của vàng đã đến hồi kết” (Gold: The Beginning Of The End Of An Era).

Báo cáo này cho rằng đỉnh 1.921USD lập hồi năm 2011 là đỉnh dài hạn, và cơn sốt vàng suốt thập niên vừa qua đã đến hồi kết.

Lý luận của Kendall và Deverell có thể tóm tắt thành hai ý chính:

Thứ nhất, lãi suất đang trở về mức bình thường trong khi vàng hay lên giá khi lãi suất siêu thấp.

Thứ nhất, giờ hết khủng hoảng rồi, thế nên động cơ tích trữ vàng phòng trường hợp cả hệ thống tài chính sụp đổ cũng biến mất.

                      Rùng mình lo lạm phát quay lại

                             Tác  giả: TRẦN THỦY                                                                                                                 

 

(VEF.VN) – Kinh tế chưa hết những thách thức, đời sống người dân khó khăn… nếu giá cả tiếp tục tăng sẽ khiến cuộc sống thêm bi đát. Vì thế, những cảnh báo lạm phát quay trở lại khiến tất cả đều rùng mình.

Đánh giá mới nhất của Tổ điều hành Thị trường trong nước cho thấy, mặc dù mức tăng CPI tháng 1/2013 không quá cao so với các năm gần đây. Tuy nhiên, nếu không có sự điều hành quyết liệt mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay là rất khó khăn.

Thực tế, lo ngại lạm phát bùng phát trở lại đã được rất nhiều chuyên gia, các tổ chức nghiên cứu cảnh báo sau khi có những số liệu giá cả đầu tiên của 2013. Điều này trở nên đáng lo hơn khi xu thế điều chỉnh tăng giá các hàng hóa dịch vụ cơ bản vẫn tiếp tục, việc bơm tiền hỗ trợ nền kinh tế lại đang được giới DN, nhà đầu tư kỳ vọng.

Ông Nguyễn Đức Thành – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách Đại học Kinh tế Hà Nội, chỉ số CPI năm 2013 có thể tăng tới 10% chứ khó đạt mức 6-6,5%. Lý do, ông Thành cho rằng năm 2012, CPI giảm chủ yếu do giá lương thực giảm, nhu cầu yếu… Trong khi đó, năm 2013 lại có nhiều yếu tố tăng, như tăng lương, điều chỉnh giá xăng dầu, điện, than… Vì vậy, chỉ cần giá lương thực không giảm thì CPI sẽ dễ dàng đạt mức 10%!.

Số liệu từ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2013 cho biết, tổng phương tiện thanh toán (M2) tính đến ngày 21/1/2013 ước tăng 0,17% so với tháng 12/2012. Trong tháng 2/2013 tổng phương tiện thanh toán cũng sẽ tăng thấp, lý do trùng với thời điểm Tết.

Theo kế hoạch đề ra của NHNN thì tổng phương tiện thanh toán ( M2) trong cả năm 2013 dự kiến tăng từ 14%-16%. Với tốc độ tăng chậm trong những tháng đầu năm, nếu muốn giữ đúng kế hoạch thì buộc phải dồn vào các tháng cuối năm. Và đây được cho là một áp lực lên lạm phát, khó duy trì ở con số thấp.

Cũng theo số liệu từ phiên họp báo Chính phủ thì dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tháng 1/2013 ước giảm 1,06% so với tháng 12/2012. Theo kế hoạch của NHNN tín dụng cả năm 2013 sẽ phải tăng khoảng 12%, bình quân tăng mỗi tháng 1%.

Với mong muốn mở rộng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường ngay từ quý I/2013. Nhưng hiện tín dụng lại tăng trưởng âm trong tháng đầu năm lại làm dấy lên nối lo ngại dồn vào các tháng cuối năm và lại gây áp lực lên lạm phát?

Trong khi đó, thời gian qua NHNN mua lại từ các TCTD lượng ngoại tệ lớn. Cụ thể cả năm 2012 đã mua vào 15 tỷ USD. Đặc biệt trong 2 tháng cuối năm 2012 đã mua vào tới 5 tỷ USD. Tháng 1/2013 cũng vậy, chưa đầy tháng cũng đã mua vào là khoảng 2 tỷ USD. Như vậy một lượng lớn tiền đồng lên đến trên 140.000 tỷ đã được cung ra trong gần 3 tháng qua liệu có gây áp lực lên lạm phát?

Với những nhân tố trên, nhiều ý kiến cho rằng, mục tiêu này sẽ khó giữ và lạm phát 2013 như mức đề ra. Ngay tháng 1 lạm phát đã tăng 1,25% và năm 2013 lại thêm việc tăng lương tối thiểu vào giữa năm cùng với một loạt các mặt hàng như điện, xăng dầu lương thực… cũng nằm trong lộ trình tăng giá.

Các chuyên gia cho rằng, thông thường, diễn biến lạm phát trong hai tháng đầu năm (thời điểm Tết dương lịch – âm lịch) sẽ phần nào nói lên được con số cả năm. Các thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng trong hai tháng đầu năm thường chiếm khoảng 20 – 30% so với cả năm; riêng năm 2012, tỷ trọng này tăng vọt lên gần 35%.

Lịch sử giá cũng cho thấy, chỉ số giá tháng 2 thường cao hơn so với tháng 1; theo đó, với ước tính này, thì chỉ số giá hai tháng đầu năm 2013 sẽ xấp xỉ mức 3%. Như vậy, với CPI tháng 1 vừa được công bố tăng 1.25%, dấu hiệu đe dọa lạm phát mục tiêu trong năm 2013 đã xuất hiện.

Vì vậy các chuyên gia cũng khuyến cáo cần tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ thận trọng. Các chuyên gia nhấn mạnh chống lạm phát không nên đi vào vài điểm phần trăm mà cần đi vào những giải pháp dài hạn, căn cơ hơn để tránh “chu kỳ” một năm giảm hai năm tăng, năm nay giảm nhưng năm sau lại tăng bù…

Một báo cáo vừa công bố của ngân hàng HSBC cho rằng, kinh tế Việt Nam bước vào năm 2013 với một nền móng khá vững, nhưng vẫn cần tới sự thận trọng, nhất là trong vấn đề lạm phát. HSBC đánh giá rằng, lạm phát cơ bản (lõi) còn ở mức cao là 12,6% trong tháng 1, so với mức 12,2% vào tháng 12 năm ngoái. Theo báo cáo, việc lạm phát cơ bản cao hơn, đi cùng với giá dầu tăng, đồng nghĩa với việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có thể tăng mạnh nếu lạm phát giá lương thực cao hơn.

Đến nay, Việt Nam đã có những bước đi quan trọng để đưa nền kinh tế đi theo đúng hướng, bao gồm ưu tiên ổn định vĩ mô hơn tốc độ tăng trưởng cao. Trong đó, lạm phát sẽ được coi là một thước đo về năng lực điều hành và cam kết của Chính phủ.

                              3 THỰC TRẠNG và 3 TÁI CẤU TRÚC

3 THỰC TRẠNG:
1) DNNN vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 34% GDP ( chả giống ai cả !!!) và hút hết nguồn lực xã hội.
2) Rất đông công nhân viên (trong 3,6 triệu ĐV, riêng Đảng ủy Khối đã có tới 650.000 người) đang chỉ là ‘sáng cắp ô di, tối rà xe về, tác phong lề mề, ngồi chơi xơi nước”.
3) Khối DNNN này đang nợ tới hơn 1,3 triệu tỉ đồng vẫn còn “luẩn quẩn” tái cấu trúc khu vực kinh tế ”.

3 BIỆN PHÁP TÁI CẤU TRÚC:
1) DNNN phải tự sống, tự cạnh tranh bình đẳng thay bằng sống bám “cơ chế xin-cho”. Tất yếu, đóng góp GDP sẽ tăng nhờ… các thành phần kinh tế khác được phát triển bình đẳng.
2) DNNN co lại, tất yếu sẽ giảm biên chế. Chỉ cần đội ngũ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” giảm 30% (850 ngàn người) hay 3,6 triệu ĐV được “sàng lọc” thành 5000 ĐV (!!!???) thì… tiền đóng thuế của dân dư cực lớn.
3) Với hiệu quả cực tốt từ 2 biện pháp trên đem lại, toàn dân nên “xóa nợ” 1,3 triệu tỉ đồng cho DNNN (riêng lương cho 3 triệu ĐV trong 5 năm đã quá số nợ này !!!)

KẾT LUẬN: “Bàn mãi cũng chỉ là bàn chơi”. “Khu vực gây tai họa cho nền kinh tế …không ông nào chết, trong khi khu vực đóng góp cho nền kinh tế thì chết như ngả rạ.”
BỞI 1 LẼ THƯỜNG TÌNH… BÁC LÀ ĐỈA ĂN BÁM- SỐNG RẤT DAI !

 

1.    Tết mà đọc làm gì những chuyện này cho đau đầu .Bác Alan ơi ?! Chúc Bác và BCA sức khoẻ và nhiều niềm vui .

 

2.    Tất cả là một mớ bòng bong, bùng nhùng không lối thoát.
Nền kinh tế mở cửa và hôi nhập được quyết định và định hướng bởi thể chế chính trị cũ rích và bảo thủ.
Kinh tế và chính trị như 2 chân của 1 cơ thể. Cái chân kinh tế đã và đang muốn bước đi, trong khi cái chân chính trị đang bị buộc chặt vào lũy tre làng.
“Đi về đâu hỡi em ?”.

 

3.    “Kinh tế năm 2013 bàn nát ra rồi. Chính phủ có nghị quyết rồi, Quốc hội cũng thông qua kế hoạch rồi, bây giờ có bàn cũng là bàn chơi thế thôi”.
Phải rồi! Các Bác ấy còn lo vơ vét cho bản thân, Dân à ? Nước à ? Kệ bố chúng mày.

 

4.    [...] 3 tin để suy ngẫm những ngày cận tết (Alan [...]

 

5.    Cho dù càng thịnh vượng, khẩu vị của người Việt vẫn quái dị

 

Bạn không cần phải bỏ nhiều thời gian ở Việt Nam để nhận thấy những điều bất thường. Bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy sóc leo cây hoặc chuột lục lọi trong những đống rác. Chẳng có con chó nào chạy rông.
Trên thực tế, hầu như bạn không thấy được một con thú hoang hoặc thú nuôi nào cả. Chúng đi đâu cả rồi? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết được rằng: chúng đều bị ăn thịt cả.”
Dĩ nhiên, cũng như đa số các nước trong vùng, hổ, voi, tê giác và những động vật lớn khác đã bị bán sang Trung Quốc. Về vấn đề này, Việt Nam không phải là nước duy nhất — mặc dù Quỹ động vật hoang dã thế giới nói quốc gia này là tàn ác nhất đối với động vật hoang dã.
Nhiều báo cáo khác nhau cho thấy người Việt giết tê giác để lấy sừng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Người Trung Quốc trân quí những chiếc sừng vì phẩm chất dược liệu hoang đường của chúng — cũng như nhiều bộ phận cơ thể của những động vật quí hiếm khác.
Việc mua bán động vật có thể giải thích được sự tiệt vong của hổ, voi và những con thú lớn khác. Nhưng còn chim và chuột thì sao? Vâng, người ta cũng ăn cả chúng, như với hầu hết các loài động vật khác ở đây. Vào tháng giêng ở Đà Nẵng tôi đã thấy một người hàng rong bên vệ đường đang bán một chậu chuột chết — lông đã được vặt hết nhưng thân hình còn nguyên vẹn — sẵn sàng để nấu.
Mùa xuân trước, tổ chức Bảo tồn quốc tế đã báo cáo rằng một số loài vượn Việt Nam, là một họ hàng của giống đười ươi, “đang đứng trước thảm hoạ diệt vong” — chúng đã bị ăn thịt hết, chỉ còn lại vài con.
Những điều này đưa ra một câu hỏi thú vị. Người Việt từng ăn thịt qua nhiều thế hệ, trong khi những người láng giềng của họ ở phía tây Đông Nam Á — Cambodia, Lào, Thái Lan và Miến Điện –đa số lại không động đến thú hoang của họ.
Tại những nước trên bạn có thể thấy những đàn chim vốn đã vắng mặt ở Việt Nam, cũng như vô số chó và mèo. Ở những nơi ấy, người ta chủ yếu ăn cơm, và đa số người dân ở các nước này thức ăn của họ không có gì hơn thế.
Việt Nam luôn là một quốc gia hung hãn. Nó đã có 17 cuộc chiến tranh với Trung Quốc kể từ khi giành được độc lập hơn 1.000 năm trước và đã xâm chiếm Cambodia vô số lần và gần đây nhất là vào năm 1979. Trong khi đó, những quốc gia ở phía tây của nó đa phần là thụ động trong những thế kỷ gần đây.
Nhiều nhà nhân loại học và sử học cho rằng sự khác biệt này là từ nguồn gốc của quốc gia. Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, trong khi Ấn Độ lại ảnh hưởng nặng nề đến những quốc gia kia — hai quốc gia với đặc tính vô cùng khác biệt, ngay cả cho đến nay.
Thật rõ ràng đây là một phần nguyên nhân. Nhưng tôi còn cho rằng vì người Việt thường ăn thịt qua nhiều thế hệ, bổ sung một nguồn chất đạm quan trọng trong chế độ ăn uống của họ, điều này cũng giải thích thiên hướng hung hăng của quốc gia này — và tạo ra một mối tương phản rõ rệt so với các nước láng giềng của nó.
Hiện nay, món ăn được ưa chuộng là thịt chó. Trên thực tế, thịt chó thì rất đắt. Nó được xem là món đặc biệt vì được cho là chứa nhiều chất đạm hơn những loại thịt khác. Trong truyền thống người Việt, mỗi khi bị xui xẻo, bạn nên ăn thịt chó để thay đổi thời vận. Nhưng bạn không nên ăn vào ngày đầu tháng âm lịch vì sẽ làm vận may đảo ngược. Bạn sẽ gặp xui xẻo.
Nhưng giờ đây truyền thống đang đối chọi với thời buổi hiện đại — và luật lệ cũng thay đổi theo. Ba mươi năm trước, nuôi chó là phạm pháp. Chính quyền cho rằng thịt chó là một ưu tiên dinh dưỡng nên không được bỏ qua. Quan điểm này vẫn còn phù hợp, mặc dù chính quyền đã bãi bỏ điều luật trên từ nhiều năm qua.
Thực tế là cho đến nay, không là một điều hiếm hoi khi ta thấy dọc theo các xa lộ những chiếc xe vận tải chở những chú chó nằm cuộn trong những chiếc lồng chồng cao đến sáu tầng, rộng tám tầng để đưa ra chợ — tương tự như cảnh chuyên chở gà đến lò mổ ở phương tây.
Nhưng Việt Nam hiện là một đất nước đang giàu lên nhanh chóng; hơn phân nửa dân số sinh sau cuộc chiến Việt Nam (mà họ gọi là cuộc chiến tranh chống Mỹ). Thu nhập bình quân đầu người là 3.400 Mỹ kim, dù có vẻ không nhiều nhưng lại cao hơn đa số các nước láng giềng. Và một khi giới trung lưu tăng trưởng, ảnh hưởng từ phương Tây cũng tăng theo — được tiếp thu từ truyền hình, điện ảnh, Facebook, Twitter và những thứ khác.
Điều này làm nảy sinh ra việc một số người muốn nuôi giữ thú vật. Vì thế giờ đây thỉnh thoảng bạn cũng thấy được vày chú chó đang nằm trước hiên nhà ai đó — dưới con mắt đầy cảnh giác của chủ nhà. Thậm chí giờ đây khi Việt Nam đang trưởng thành và hiện đại hoá nhanh chóng, nếu một chú chó nào lang thang xa nhà, ai đó sẽ bắt cóc chúng và làm thịt.
Đến thăm Việt Nam, nhiều du khách phương Tây đã cảm thấy thất vọng. Như một blogger phưong Tây đã nhận định: “Tôi có thể thành thực nói rằng đấy làm một cảnh rùng rợn nhất mà tôi từng chứng kiến.”
Tôi hoàn toàn đồng ý

 

6.    Bác BB ơi, xin Bác confirmed lại dùm số liệu (Đảng ủy khối có 650.000 người), eo ôi, công tác đảng mà người nhiều như quân nguyên thế kia thì Dân khổ là phải
Thử lấy chi phí hàng tháng cho 1 người (bao gồm lương, phụ cấp, bảo hiểm XH, Y tế, điện nước, xe cộ, công tác phí….) là 20 triệu/người/tháng, thì chi hàng tháng là: 20 tr x 650.000 = 13.000 tỷ đồng/tháng (hay 650 triệu USD)
Một con số khổng lồ phải không Bác BB
Nếu lấy trung bình xây 2 tỷ đồng/1 chiếc cầu treo cho các Em và bà con vùng sâu, vùng xa đi lại thì chỉ trong 01 tháng đã có 6.500 chiếc cầu được xây-hoàn tất mọi nhu cầu đi lại. Hay cần 5 tye đồng xây 1 trường mẫu giáo hay lớp 1 thì trong 1 tháng ta cũng xóa hết cảnh các Cháu nhỏ học trong các lán quây mà TV đã chiếu…
Hoặc số tiền này chi lương cho đội ngũ công chức để “Cao Tân Dưỡng Liêm” thì nạn tham nhũng, cửa quyền sẽ giảm đến 80%…
Bác BB ơi, khổ lắm, biết rồi, nói…

7.    Gà “nuôi” mà còn không nỡ giết ăn!

Cả năm nói chuyện kinh tế, vàng, lạm phát… thật tình tôi đã thấy “ỏi” vì mọi chuyện qua năm 2013 chắc “vũ như cẩn”.

Anh JackZhang thay đổi khẩu vị nói chuyện giết và ăn thịt động vật của dân ta ngày nay. Đúng là có rất nhiều xe tải chở chó thay vì các loại gia cầm khác chạy hướng ra Bắc trên quốc lộ 1. Mấy năm trước tôi vô cùng ngạc nhiên, vì làm gì có trại chăn nuôi chó để xuất đàng, rõ ràng là phải “trộm” từ dân thôi, đã là “hàng” trộm cắp vậy mà quản lý thị trường, công an không vào cuộc mới thật lạ, cái này là tiếp tay cho trộm cắp 100% !!!

Nhiều người không theo đạo công giáo, cứ nghĩ dân đạo này ăn thịt chó nhiều nhất, sự thật là sai hoàn toàn. Tôi không chắc lắm là dân có đạo ở miền nào trong những năm đói khổ là ăn nhiều, những người thân quen tôi chẳn có ai ăn cả, nhưng hiện nay dân ngoại đạo và nhất là dân Bắc ăn nhiều nhất nước. Họ ăn không vì đói khổ như trước đây mà vì thấy “ngon”!?

Còn tôi, những con vật mình đã nuôi thì không thể ăn thịt chúng được. Tôi kể một câu chuyện mới xảy ra hôm qua về cái “dỡ hơi” của tôi nghe.

Cháu gọi tôi bằng cậu, có ông gia cho con gà mái tơ, nó định đem biếu mẹ để cúng tất niên. Mẹ nó thì đã mua ở chợ 2 con rồi, mà nghe nói là phải gà trống cúng mới tốt (chuyện này tôi không rành), nên nó mới đem biếu tôi tối hôm kia. Qua một đêm tôi phải làm tổ cho gà ngũ rồi cho ăn, cho uống, đến sáng nó đẻ cho một cái trứng. Theo lich trình, con gà sẽ nhờ bác hàng xóm đem qua chợ cùng gà của họ để thuê làm (giết thịt), khi đó tôi lại ngăn vợ: “thôi em, nó đã ở với mình một đêm rồi!”.

Vậy là con gà được thả trong vườn để chờ mai cô cháu đem trả lại ông gia! sáng nay nó lại đẻ thêm một cái trứng nữa !!

8.    Tay Joel Brinkley viết nhảm quá, nhiều chỗ sai bét, chẳng hạn:

“Nhiều báo cáo khác nhau cho thấy người Việt giết tê giác để lấy sừng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác”, thử hỏi tê giác ở Việt nam có mấy con để giết lấy sừng? hoặc:
“Việt Nam luôn là một quốc gia hung hãn. Nó đã có 17 cuộc chiến tranh với Trung Quốc kể từ khi giành được độc lập hơn 1.000 năm trước và đã xâm chiếm Cambodia vô số lần và gần đây nhất là vào năm 1979. Trong khi đó, những quốc gia ở phía tây của nó đa phần là thụ động trong những thế kỷ gần đây.”, thử hỏi Việt Nam gây chiến với Trung Quốc hay là chiến tranh giành độc lập?, vậy chiến tranh giành độc lập là đáng lên án sao? hoặc:
” Thu nhập bình quân đầu người là 3.400 Mỹ kim, dù có vẻ không nhiều nhưng lại cao hơn đa số các nước láng giềng.” thống kê nào cho biết rằng thu nhập đầu người 3.400 USD? cao hơn đa số các nước láng giềng là nước nào? đa số?
Vài chỗ cho thấy anh ta nói lảm nhảm, nói cảm tính.

9.    Tên giáo sư này chắc phải học lại kiến thức khoa học về lịch sử” VN là một dân tộc hung hản… gây 17 cuộc chiến tranh vơi TQ… gần đây là xâm chiếm Campuchia…” Việt Nam mà dám đi gây chiến với TQ thì đã hùng mạnh!

Tôi không biết các anh có phải là một người VN nữa ko khi đọc một thông tin như vậy mà vẫn dững dưng được. Dẫu rằng bài viết có thể đúng ở vài khía cạnh nhỏ ở chuyện ăn “chim chuột…” nhưng qua đó để đưa ra những nhận xét thiếu khách quan và xỉ nhục cả một dân tộc là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

11.                       A. Bloc giữ lại nuôi đc đấy. Chỉ hèm… thiếu trống. Tôi khoái nghe gà gáy hơn là ăn thịt gà nên vẫn nuôi mộng lập mảnh vườn nuôi chim mà chưa đc.

12.                       CON SỐ BIẾT NÓI…

Theo số liệu công khai “khiêm tốn” thì khoảng 850.000 CNV (30% lao động, chắc bao gồm 650 ngàn Đ.. ủy khối) nên… đuổi và 30% nữa “chờ đuổi” thay vì “cầm tay chỉ việc”. Với dân số hơn 80 triệu người, lực lượng “thừa” này chiếm mất hơn 2%, hay với 50% lực lượng lao động trẻ thì cũng “thừa” mất 4% (cũng có nghĩa lao động XH “già” đi thêm 4%).

VẬY THÌ: Cứ mỗi 100 trẻ già trai gái Việt phải è cổ ra nuôi 2 ông ăn bám và làm thay cho 2 ông ăn ké. Số liệu này cũng chỉ tương đối nếu đội ngũ “thừa” này… có lý tưởng XHCN. Còn nếu lý tưởng… TIỀN, thì KHỦNG HOẢNG vì: 100% thu nhập XH sẽ phải dành tối thiểu 4% cho các ông “KÉ” và nhiều hơn thế nữa cho các ông “KẸ” X, Y, Z… (nhan nhản hiện nay)

HÈN CHI XIN- CHO CỨ TRƯỜNG TỒN !!!

13.                       Ông Lý Quang Diệu có khuyên như bạn nói nhưng các quan ta không thích LÀM… ĂN THÔI !

14.                       Gửi bạn Hồ Quốc Phi (bài và cm viết về Ông Lý Quang Diệu)

15.                       Cứ đến Tết người Việt nói “ăn Tết” vậy “tin Tết” cho dù là cũ cũng nên bàn về “bao tử” và cái “miệng” còn ba cái chuyện kinh tế ngày nào cũng thấy nói hoài trên báo rồi…ăn, nhai, nuốt …cho đày cái bao tử. Tôi có thằng bạn nhà báo dẫn nó về VN năm 98. Qua đây nó viết bài về “ẩm thực” có đoạn:…người ta ăn mọi thứ có chân (trừ bàn ghế) và mọi thứ có cánh (trừ máy bay)…cũng tức nhưng thấy nó hài và…cũng đúng

16.                       Càng ngày bài viết của bác Alan có nhiều điều không ổn lắm. Xin lỗi đã nói thẳng bác nhé. Trước đây vào đọc còn thấy có nhiều kiến thức nhưng càng ngày thì đi càng xa cái đầu kinh tế mà bắt đầu có dấu chân của chính trị và chế độ vào và nhiều thông tin không có kiểm chứng.

17.                       Bạn biết người VN đa số là dân tộc gì không : KINH .

18.                       Cũng là 1 góc nhìn hay “cái gương” để tự soi mình “hoàn hảo” ở mức nào trong con mắt thiên hạ. Best

19.                       Hihihiiiiiiiiiiii….

Hôm nay đọc bài này ở đây cũng thú vị nhỉ. Ông xã mình bảo ký kiến nghị để ông giáo sư này khỏi dạy học nữa, mình bàn ra nói ổng đừng làm thế. Ông Thầy, nhà báo đó nói đúng chớ đâu có nói sai về việc ăn “động vật nhúc nhích” của dân Việt Nam. Mình không ngờ là dân Việt giờ đây lại ăn cả dơi, cả cào cào, châu chấu, bọ cạp….

Còn cái vụ dân Việt hung hãn cũng đúng nốt, học trò đánh nhau loạn xị, công an đàn áp dân loạn xị ăn cướp chặt tay loạn xị….Chỉ có mỗi một cái sai nhỏ là ông Thầy nói dân Việt gây sự với TQ mà thôi. Chuyện nhỏ! Ở đất nước dân chủ, bài báo này chỉ là bài viết nhận định cá nhân chứ không có tính chất dùng để tham khảo, của một công dân trong chế độ dân chủ. Có ai được quyền cấm 1 người đưa ra nhận định cá nhân? Dân chủ mà! Còn hơn là cấm khẩu người ta, bịt miệng người ta, giết người diệt khẩu, hăm dọa đủ điều.

Tóm lại ông Thầy này không sai. Nếu 1 người đã từng sống trong chế độ dân chủ, tự do, biết tôn trọng tự do sẽ không có hành động phản đối ông Thầy mang danh nhà báo này.

Chấm hết!

20.                       ” Nhưng tôi còn cho rằng vì người Việt thường ăn thịt qua nhiều thế hệ, bổ sung một nguồn chất đạm quan trọng trong chế độ ăn uống của họ, điều này cũng giải thích thiên hướng hung hăng của quốc gia này”

Thấy không ổn lắm với luận giải này- không biêt tôi nhớ có nhầm không chứ khẩu phần ăn của người Mỹ hay Châu Âu có thịt nhiều hơn người Việt, ẩm thực Viêt có nhiều rau hay chất sơ hơn
Nếu cứ ăn nhiều thịt thì hung hãn nghe ko thuyết phục lắm. Còn người Việt thường ăn thịt qua nhiều thế hệ càng không thuyết phục hơn vì lịch sử nhân loại không bắt nguồn tư nước Việt, vậy nhiều dân tộc khác cũng ăn thịt qua nhiều thế hệ và lâu đời hơn Việt Nam rất nhiều

21.                       Bạn nói ” trước đây vào đọc còn thấy nhiều kiến thức nhưng càng ngày thì đi càng xa cái đầu kinh tế”.

Thế bạn nói có thật nhiều kiến thức kinh tế nhưng không có vốn,kinh nghiệm thì có làm được DN không?
Mà là doanh nghiệp nhưng do lạm phát cao ,hàng hóa không bán được,đầu vào tăng lương công nhân tăng liệu DN có sống nổi không?
Lâu lâu DNNN thanh tra phát hiện ra lỗ khủng,mất khả năng trả nợ làm CP bối rối về khoản tiền bảo lãnh liệu các DN nhỏ và vừa có yên ổn không?
NÊN THEO BẠN PHẢI BẮT ĐẦU TỪ CÁI GÌ BÂY GIỜ CHO ĐÚNG?

22.                       Mỗi lần cháu nhìn thấy người ta chở cái lồng sắt có mấy con chó ngồi ở trong mà không dám nhìn và dám nghĩ gì vì thương chúng,Lâu rồi gia đình bạn của em cháu có nuôi một con chó ta hôm làm cỗ có “giết con chó”nghe nói trước khi chết nó chảy nước mắt,nhưng chủ của nó cũng không tha khi đập vào đầu nó.Nghe ở HN đê Nhật Tân có mấy hàng thịt chó nổi tiếng của HN.

Nơi cháu ở lâu lâu lại thấy người ta kể mới bị mất mèo mà sao nhiều người ác quá,lại còn bắt trộm nữa.Đúng là nhiều người VN ác thật ham ăn các con vật.

23.                       Dear Thanh,

Bạn nói: “thử hỏi tê giác ở Việt nam có mấy con để giết lấy sừng?” Xin thưa bạn đã sai trên 100% rồi đấy. Nếu như biết bảo vệ thiên nhiên thì nếu có 100 con, ta có thể tạm gọi là được phép giết 1 phần nhỏ ví dụ vài con. Còn nếu như chúng ta chỉ có vài con, ta giết hết thì đó gọi là TÀN SÁT. Nhà báo này nói đúng chứ không sai về cái chuyện dân ta tàn sát các loài đâu. Nếu còn ở thế kỷ 19 thì tạm tha thứ, nay là thế kỷ 21 rồi, tàn sát thiên nhiên là có tội, là tàn ác, là có tội với không những thiên nhiên mà cả với con em chúng ta nữa đó.

Còn chuyện những con số thì khi nhà báo nói, họ có đọc và tìm hiểu đâu đó rồi, nếu có sai thì hãy đổ thừa nhà nước ta báo cáo sai với thế giới. Thế nhé.

24.                       Nếu cho bạn định nghĩa về 2 chữ tự do, thì bạn định nghĩa như thế nào? Đàng này, Bác Alan chỉ dẫn bài báo của KHÁCH về blog để cho mọi người suy gẫm thôi. Có gì là sai? Nếu Bác ấy VIẾT thì bạn có thể chụp mũ to, mũ nhỏ vào đầu Bác ấy được, chả nhẽ lại cấm đọc INTERNET sao?

25.                       Xin thưa với Minh Dũng,

Người Tây Phương ăn thịt vì thói quen. Họ mua về ăn chứ không giết thịt trực tiếp, không hành hạ con vật. Họ kiếm con gì to để có mang tiếng giết thì cũng chỉ 1 con mà nuôi được số đông. Đằng này Việt Nam, từ lớn chí bé, giết láng coọng từ thằn lằn, rắn mối, thậm chí mang phong cách rất tàn ác trong hưởng thụ chẳng hạn như ăn lẩu cá kèo, nhìn con cá giẫy giụa chết trong nồi lẩu. Rạch cụng con rắn đang mang bầu ra rồi ăn cả con, cả mẹ…Đồng ý là rắn độc thì giết nhưng thực khách lại ngồi nhìn khoái trá hành động thảm sát này trước khi thưởng thức thì đó gọi là gì nhỉ? Thượng cổ, trung cổ hay là gì gì đây? Còn có cái chuyện giết con rắn xong rồi lại bỏ quả tim rắn vào trong ly rượu để ngắm quả tim còn đập, rồi uống vào để hưởng thụ cảm giác trái tim rắn còn đập trong cổ họng….Rồi ăn tiết canh, máu sống…Cũng may nhà báo đó là người ngoại quốc mà còn bị ném đá thế, nếu tôi mà viết là chỉ có bị xử tử khiếm diện luôn chắc? Tôi mà viết, tôi viết còn độc hơn thế nữa đấy. Tin không?

Ẩm thực theo văn hóa Việt là thế này ư?

26.                       Gởi Minh Dũng,

Việc hung hăng có liên quan đến chuyện sát sanh, khi bạn mới giết hoặc nhìn thấy con vật bị giết lần đầu, bạn có thể có (có thể không có) sự thương cảm cho con vật đó nhưng ‘sự có thể có’ sẽ dần mất đi tỷ lệ thuận với việc bạn nhìn thấy. Bạn nhúng tay vào thì diễn tiến càng nhanh hơn rồi dần dà thành thói quen (hoặc vô cảm), tự nó sẽ làm bạn hung hăng hơn. Vì thói quen nhìn sự việc hiện tượng trước mắt để phán xét nên người VN nói chung thường khó tìm được bản chất. Bạn đọc báo chắc có biết việc những tên trộm chó bị xử rất dã man, việc ăn trộm là sai, giết hại chó cũng không đúng nhưng dân rất nhiều vùng lấy cái sai để biện hộ cho việc họ giết người, đốt xe. Bạn để ý sẽ thấy lúc đầu dân chúng chưa cư xử dã man nhưng tại sao họ lại trở nên hung tợn và dã man vậy?

Chúng ta ai cũng có nhận thức và tiềm thức, tiềm thức sẽ dần dần biến đổi chúng ta qua những thông tin là tiếp thu một cách ngẫu nhiên và lưu lại, nếu nhận thức được thì ta sẽ có kiểm soát và định hướng rõ ràng. Nếu không thì hên … xui thôi

Một số quốc gia có “lệ”, mình không biết đã thành luật chưa là con vật là thức ăn để nuôi sống con người, để tồn tại và cân bằng dưỡng chất mình không thể không ăn do vậy mà giết con vật phải làm sao cho nó ít đau đớn nhất. Nói ra có vẻ buồn cười nhưng đó là nhân văn.

Bạn xem TV hoặc đi du lịch sẽ thấy nhiều công viên trên thế giới con vật rất thân thiện với con người nhưng Bạn có thể tìm thấy hình ảnh tương tự ở VN không? Bạn chỉ giết vài con thôi thì chúng sẽ cảnh giác và sự tồn vong của lòai sẽ làm chúng mất thân thiện. Bạn tin không?

 


Ngày cập nhật 2014/12/01 Tác giả: nhadatphucankhang





Tag:
Hỗ trợ trực tuyến

 

0835570473 - Họa sĩ Minh Tâm vẽ tranh Phong Thủy và Tôn Giáo

---

0938168807 (Marina)

Hình Ảnh Dự Án

Liên Kết Website

BACK TO TOP