Đại Quang Minh đang làm gì ở Thủ Thiêm?

Đại Quang Minh đang làm gì ở Thủ Thiêm?

Đại Quang Minh dự tính phải bỏ ra khoảng trên 12000 tỷ đồng để hoàn thành những dự án hạ tầng mà công ty đang theo đuổi. Đến nay công ty này đã rót khoảng 7.000 tỷ.

Đại Quang Minh dự tính phải bỏ ra khoảng trên 12000 tỷ đồng để hoàn thành những dự án hạ tầng mà công ty đang theo đuổi. Đến nay công ty này đã rót khoảng 7.000 tỷ.

Được biết đến với hàng loạt dự án bất động sản “đẹp” tại khu phía Tây, ông chủ Công ty CP Đầu tư Mai Linh Trần Đăng Khoa đã bất ngờ với sự thay đổi chiến lược kinh doanh của mình bằng con đường “Nam tiến”.

Nam tiến

Cái “bắt tay” với đại gia ô tô là ông Trần Bá Dương, Chủ tịch ô tô Trường Hải, đồng thời là Tổng Giám đốc Công ty CP Địa ốc Đại Quang Minh, mở ra con đường kinh doanh mới của ông Trần Đăng Khoa, đồng thời cũng là sự thay đổi lớn trong chiến lược kinh doanh địa ốc tại Hà Nội của Công ty Đầu tư Mai Linh.

Dự án đầu tiên mà Đầu tư Mai Linh triển khai là Golden Palace Mễ Trì tại Hà Nội với 3 tòa tháp cao 30 tầng và 4 tầng hầm, với tổng số trên 1000 căn hộ cao cấp. Đến nay, sau hơn 3 năm xây dựng dự án đã hoàn thành và đi vào bàn giao nhà cho khách hàng, hầu hết các căn hộ ở đây cũng đã có chủ.

Khoảng 1 năm trở lại đây, sau khi thành công với Golden Palace, ông Trần Đăng Khoa dần chuyển nhượng một số dự án tại Hà Nội để tập trung vào Thủ Thiêm. Đáng chú ý nhất đó là CTCP Đầu tư và phát triển Đô thị Sài Đồng (SDI), một công ty con của Vingroup mà đơn vị này sở hữu tới 93,88% đã mua lại 99% Công ty BĐS Hồng Ngân với giá 1.286 tỷ đồng để sở hữu dự án Khu chức năng đô thị Thành phố Xanh tại Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (sát khu đô thị Mỹ Đình 1) quy mô 17,6ha với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 7.900 tỷ đồng.

BĐS Hồng Ngân là một trong số chuỗi những công ty mà ông Trần Đăng Khoa và vợ ông là bà Nguyễn Thị Minh Hồng sở hữu, ngoài ra, còn có Công ty cổ phần Thương mại Quốc tế và Tư vấn Đầu tư INVECON vốn điều lệ 300 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Hà Nội Xanh (sàn BĐS Hà Nội Xanh),…mỗi công ty được lập ra để đầu tư vào một dự án.

Theo quan điểm của ông Khoa, việc chuyển nhượng dự án cho đối tác không hẳn là chủ đầu tư không có năng lực, thiếu vốn mà ở khía cạnh nào đó, đó là việc tái cấu trúc danh mục đầu tư của các chủ đầu tư. Cùng với việc sang nhượng dự án cho đối tác khác tại Hà Nội, ông Trần Đăng Khoa cũng bắt đầu “tăng tốc” ở Thủ Thiêm.

Gần đây, Công ty Đại Quang Minh do ông Trần Đăng Khoa làm chủ tịch đã bắt đầu những kế hoạch của mình. Đó là việc đầu tư phát triển dự án khu nhà ở thấp tầng quy mô 37ha ở Thủ Thiêm, những dự án hạ tầng đô thị tại KĐT này,…

“Cuộc chơi mới” ở Thủ Thiêm

Sự kiện ký kết Hợp đồng xây dựng –chuyển giao (BT) tuyến đường chính, dự án quảng trường trung tâm và công viên bờ sông trong khu đô thị mới Thủ Thiêm với UBND TP.HCM của Đại Quang Minh vào sáng 1/12/2014 là một bước ngoặt lợi cho công ty này.

Theo Hợp đồng ký kết, dự án Đầu tư Xây dựng 04 tuyến đường chính gồm: Đại lộ Vòng cung (tuyến R1); Đường Ven hồ trung tâm (tuyến R2); Đường Ven sông Sài Gòn (tuyến R3); Đường Vùng châu thổ, đường Châu thổ, đường Ven sông - khu dân cư (tuyến R4), có tổng chiều dài khoảng 11,9 km (bao gồm 10 cây cầu, trong đó có 2 cầu cạn) với tổng vốn đầu tư hơn 8.265 tỷ đồng (trong đó không tính chi phí dự phòng do trượt giá và chi phí lãi vay là 3.917 tỷ đồng).

Như vậy, Đại Quang Minh dự tính phải bỏ ra khoảng trên 12000 tỷ đồng để hoàn thành những dự án này. Hiện các hạng mục chính của 4 tuyến đường đã hoàn tất như mặt bằng, đào đất và bóc lớp hữu cơ, trải vải địa kỹ thuật, bơm cát san lấp đến cao độ +1,6m; đang xử lý nền đất yếu bằng; xây dựng 2 trên tổng số 10 cây cầu. Theo Đại Quang Minh, hiện tại công ty này đã rót gần 7000 tỷ đồng cho dự án. Dự kiến hoàn tất công trình vào đầu 2017.

Đổi lại, Đại Quang Minh được TP.HCM chấp thuận đầu tư Dự án Khu dân cư phía Nam đại lộ Mai Chí Thọ quy mô 80ha, trong đó diện tích khai thác hơn 46ha gồm cả toàn bộ bến du thuyền 02 Nhà văn hóa và 02 Trường học, khu thể dục thể thao. Đây là dự án đối ứng để thanh toán Hợp đồng BT trên.

Ngoài ra, dự án Quảng trường trung tâm và công viên bờ sông được quy hoạch có quy mô 29,1ha, trong đó quảng trường 20ha và 9,1ha là công viên. Tổng mức đầu tư 1.970 tỷ đồng. Dự án này đang trình các cấp có thẩm quyền để tiến hành ký hợp đồng.

Bên cạnh đó, Đại Quang Minh cũng được giao làm chủ đầu tư dự án cầu Thủ Thiêm 2, hiện dự án này đang trong giai đoạn thiết kế. Dự kiến khởi công vào tháng 4 năm 2015.

Để đối ứng cho dự án này, Đại Quang Minh được giao 11 ô đất thuộc khu chức năng số 6 phía Bắc đường Mai Chí Thọ, quy mô 20ha và diện tích khai thác 14ha. Đại Quang Minh sẽ xây dựng một KĐT kiểu mẫu có tên thương mại là SALA nằm trong lõi xanh của Thủ Thiêm. Quy mô gồm có 234 căn biệt thự, 395 căn nhà ở kết hợp thương mại, 5.600 căn hộ cao cấp, khách sạn 5 sao, bệnh viện…

 

Lộ diện những đại gia bất động sản bí ẩn ở Thủ Thiêm

Chia sẻ

Description: Lộ diện những đại gia bất động sản bí ẩn ở Thủ Thiêm

Nhiều cái tên mới nổi như Đại Quang Minh, CII Land hay Lotte,...đang khấy động các dự án bất động sản ở Thủ Thiêm.

Nhiều cái tên mới nổi như Đại Quang Minh, CII Land hay Lotte,...đang khấy động các dự án bất động sản ở Thủ Thiêm.

Từ năm 2002 Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch định hướng là trung tâm mới, hiện đại và mở rộng của TP.HCM. Quy mô khu đô thị lên tới 657ha, nằm ngay đối diện trung tâm quận 1 qua sông Sài Gòn. Chính quyền Tp.HCM những năm qua đã rất quyết tâm phát triển hạ tầng khu đô thị khi lựa chọn nhiều doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư như Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), Vinaconex,…

Đến nay cũng đã có cả chục dự án chức năng nằm trong khu đô thị đã được chấp thuận chủ trương của chính quyền địa phương. Trong đó, nhiều đơn vị có tên tuổi lớn tham gia như Khu dân cư phía Đông rộng 13ha có một số tên tuổi quen thuộc như Vietinbank Coseco, Cofico, Trường Sơn, Vietracimex, Sacomreal, Thành Thành Công, Đức Khải Corp; Công ty GS E&C khu tổ hợp thương mại, dịch vụ 4ha,…

Trong những năm qua, do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp không mặn mà trong đầu tư xây dựng dẫn đến nhiều dự án trong khu đô thị Thủ Thiêm bị bỏ hoang, để cỏ mọc. Chính vì thế, một hai năm nay Tp.HCM đã có chủ trương giao cho một số đơn vị khác thực hiện triển khai. Trong bối cảnh thị trường BĐS đang dần phục hồi, cũng như thời gian qua diễn ra việc thay máu ở nhiều dự án thì Thủ Thiêm đang nổi lên một số đại giá BĐS mới nổi, vẫn còn bí ẩn trên thị trường địa ốc. Trong đó đáng chú ý là cái tên Đại Quang Minh.

Tháng 6/2013 khi VIDIFI chính thức rút khỏi 4 dự án tuyến đường vào trung tâm dự án Thủ Thiêm với lý do tập trung vốn cho dự án cao tốc Hà Nội –Hải Phòng, thì từ đó Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh đã thay thế, và xuất hiện. Theo tính toán của chủ đầu tư, để hoàn thành 4 tuyến đường này cần khoản kinh phí lên đến khoảng 12.000 tỷ đồng. Ngày 26/4 vừa qua, dự án này cũng đã chính thức được khởi công xây dựng. Dự án được triển khai theo hình thức BT.

Đổi lại, Đại Quang Minh được khai thác 4 khu đất gồm khu II, IIA, III, IIIA thuộc Thủ Thiêm. Đầu tháng 6, Chủ tịch Tp.HCM đã chính thức duyệt giá trị quyền sử dụng đất 4 ô đất này là 12.490 tỷ đồng, nhưng số tiền được thanh toán tối đa khoảng 8.265 tỉ đồng (không bao gồm chi phí lãi vay và dự phòng trượt giá khoảng 3.917 tỉ đồng. Như vậy, chủ đầu tư phải chi số tiền khoảng 16.407 tỉ đồng để sử dụng 4 khu đất trên.

Hiện tại thì Đại Quang Minh đang triển khai dự án khu dân cư thấp tầng hơn 37ha thuộc Khu số II, quy mô 1131 căn. Cũng vào đầu tháng 6, Đại Quang Minh lại vừa được Tp.HCM giao thực hiện dự án cầu Thủ Thiêm 2 theo hình thức hợp đồng BT thay cho Vinaconex. Được biết, tổng mức đầu tư cây cầu này là 2.300 tỷ đồng. Đổi lại, Ban quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm thẩm định giá trị quyền sử dụng đất của 11 lô đất trong khu đô thị Thủ Thiêm (theo giá thị trường)  để lấy làm cơ sở đàm phán hợp đồng BT với Công ty Đại Quang Minh.

Tìm hiểu của chúng tôi, cho thấy Đại Quang Minh gắn liền với 2 nhân vật khá mới mẻ trên thị trường địa ốc. Một là ông Trần Bá Dương-hiện là Tổng Giám đốc, ông được biết đến nhiều hơn ở ô tô Trường Hải (Thaco) với cương vị là Chủ tịch, và người thứ hai là ông Trần Đăng Đăng Khoa –Chủ tịch HĐQT Đại Quang Minh, là người giàu kinh nghiệm trên thương trường địa ốc nhưng ông Khoa lại khá kín tiếng.

Trong những năm qua, ông Khoa được giới đầu tư địa ốc Hà Nội quen thuộc hơn, bởi trước đây ông Khoa là trợ lý chủ tịch Công ty Keangnam –Vina –chủ đầu tư dự án Keangnam Landmark Tower (giới đầu tư sau đó thường gọi ông là Khoa Keangnam), đồng thời là chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Mai Linh-chủ dự án Golden Palace tại Mễ Trì.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết Đại Quang Minh  gồm 4 cổ đông sáng lập. Trong đó, Thaco nắm 45%, Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Linh nắm 37,5%, ông Trần Đăng Khoa nắm 17,5%, và Công ty CP thương mại quốc tế và tư vấn đầu tư Invecon-một trong số công ty thành viên Tập đoàn Hồng Ngân do bà Nguyễn Thị Minh Hồng (vợ ông Trần Đăng Khoa) điều hành.

Bên cạnh Đại Quang Minh, cái tên còn khá mới mẻ trên thị trường địa ốc thì mới đây Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc cũng đã công bố khởi động  “Khu phức hợp thông minh” tại khu lõi trung tâm (khu 2A) thuộc Thủ Thiêm. Khu phức hợp náy có trị giá lên tới 2 tỷ USD. Quy mô diện tích 10ha gồm trung tâm thương mại cao cấp, khách sạn, khu căn hộ dịch vụ, văn phòng và căn hộ chung cư.

Một đại gia khác quen thuộc tại Tp.HCM mới đây cũng đang lên kế hoạch chuẩn bị cho chiến lược lâu dài về lĩnh vực BĐS của mình tại Thủ Thiêm-Công ty Hạ tầng CII. Năm 2014, CII Holdings công bố sẽ lập CII Land để triển khai một loạt các dự án.

Trong đó, CII Land chú trọng đầu tư hạ tầng vào khu 3 và 4 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đổi lại, CII land được đầu tư 7 lô đất nhà ở ven sông trong khu 3, 4 và 6. Tổng diện tích 51.176m2 (5,1ha) với tổng vốn đầu tư 280 triệu USD.


Ngày cập nhật 2014/12/23 Tác giả: VNE





Hỗ trợ trực tuyến

 

0835570473 - Họa sĩ Minh Tâm vẽ tranh Phong Thủy và Tôn Giáo

---

0938168807 (Marina)

Hình Ảnh Dự Án

Liên Kết Website

BACK TO TOP