Báo nước ngoài ca ngợi Đại thắng mùa Xuân năm 1975

Nguyễn Tài - người thủ trưởng kiên trung của lực lượng An ninh Sài Gòn - Gia Định- Kỳ 2

Kỳ 2: Đối mặt với CIA


(CATP) Otterman kể tiếp: “Tài có thể đã chết vì bị tra tấn như thế, nhưng mùa thu năm 1971, chính phủ Bắc Việt Nam đề nghị trao đổi ông với một viên chức ngoại giao Mỹ bị bắt từ 1966. Bỗng dưng Tài trở thành một con bài sáng giá trong các cuộc thương thuyết về con tin của Mỹ”. Người thực hiện đề nghị này là Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định Trần Bạch Đằng. Ngày 9-10-1971, ta phóng thích  John Sexton để viên trung sĩ Mỹ này chuyển cho đại sứ Ellsworth Bunker bức thư đề nghị trao đổi ông Tài với Douglas K. Ramsey. Sau khi cân nhắc, phía Mỹ không chịu, vì họ cho Tài, “sĩ quan cao cấp nhất của đối phương bị Mỹ bắt” có giá trị cao hơn Ramsey nhiều.

Qua đề nghị trao đổi này của ta, Cơ quan Tình báo trung ương CIA của Mỹ “nhận thức được giá trị của Tài” nên giành lấy quyền thẩm vấn ông từ tay tổ chức tình báo của Thiệu. Lần lượt CIA cử hai chuyên viên thẩm vấn có trình độ cao là Peter Kapusta và Frank Snepp(*) từ Mỹ sang để trực tiếp tiến hành việc hỏi cung ông Tài. 


Ông Nguyễn Tài (ảnh chụp trong nhà tù Mỹ - Thiệu)

Khác với các thẩm vấn viên của Thiệu, các chuyên gia CIA không dùng nhục hình làm biện pháp duy nhất. Theo McCoy, CIA sử dụng “những kỹ thuật tra tấn tinh vi”, “kết hợp các kỹ thuật cả về thể xác lẫn tâm lý trong một phương pháp cùng cực”.

Việc đầu tiên của CIA là cho xây cho ông Tài một xà-lim đặc biệt ngay trong khuôn viên Trung tâm thẩm vấn quốc gia của Thiệu, một xà-lim có một không hai trong chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Xà-lim hình vuông, mỗi cạnh 2 mét.
Các bức tường đều sơn trắng toát khiến tinh thần người tù luôn bị căng thẳng; trần gắn 5 ngọn đèn thắp sáng choang 24 trên 24 giờ nhằm làm cho người tù mất khái niệm về thời gian. Xà-lim kín mít khiến người tù “không bao giờ thấy ánh sáng bình minh của ngày mới”, chỉ có một lỗ nhỏ trên cánh cửa ra vào để đưa thức ăn. Tường và cửa đều dày, cách âm, người bên trong không nghe tiếng động bên ngoài. Trên trần có gắn máy thu âm và thu hình ngày đêm truyền hình ảnh và âm thanh sang phòng bên cạnh để các cai ngục có thể bí mật theo dõi mọi hành động và cử chỉ của người tù. Ngoài ra, còn có hệ thống máy lạnh mở ở công suất cao vì CIA biết ông Tài chịu lạnh kém.

Snepp gọi xà-lim đặc biệt đó là “môi trường làm mất phương hướng” (disorienting environment). Theo McCoy, bị biệt giam ở đó trong thời gian dài, người tù bị “một sức ép tâm lý mãnh liệt” khiến nhận thức của họ bị rối loạn và có thể tiết lộ thông tin một cách vô ý thức.


Nhân viên thẩm vấn CIA Frank Snepp (hình chụp sau 1975)

Snepp kể: Nhằm “làm cho Tài mất phương hướng nhiều hơn nữa, tôi thay đổi giờ ăn điểm tâm của ông ta sang nửa đêm, dời bữa ăn trưa vào buổi sáng sớm, bởi vì Tài đã tự thích nghi với thế giới của ông [tức xà-lim đặc biệt] nên có thể biết được giờ giấc nhờ hệ hóa học trong thân thể của ông.

Tôi dùng một kỹ thuật thẩm vấn theo đó tôi cắt ngang một cuốn phim rồi cho nhảy từ cảnh này sang cảnh khác, đột ngột thay đổi từ đề tài này sang đề tài khác không có liên quan gì với nhau, nhằm khiến ông ta không thể biết chắc sắp tới là cái gì, hay không thể nhớ những gì ông ta đã nói hay chưa nói với tôi”.

McCoy còn cho biết thêm: “Snepp thay đổi giờ giấc thẩm vấn một cách lộn xộn để làm sai lạc đồng hồ nội tâm của Tài”.

So với các nhục hình của các thẩm vấn viên của Thiệu, cách hỏi cung bằng tra tấn tinh thần và tâm lý của các chuyên viên CIA tinh vi hơn, độc ác hơn. Năm 2009, tức gần 40 năm sau, Snepp thú nhận “vẫn còn bị ám ảnh bởi những gì tôi đã làm” trong thời gian thẩm vấn ông Tài.

Nguyễn Tài tìm cách chống lại các thủ đoạn “làm mất phương hướng” của các thẩm vấn viên CIA. Theo Otterman, “ông tự động thức dậy lúc 6 giờ sáng mỗi ngày. Lúc đó, ông hát thầm Quốc ca của Bắc Việt Nam, tập các động tác thể dục đơn giản, sáng tác các bài thơ, bài hát trong đầu, chào một ngôi sao mà ông vẽ trên tường xà-lim tượng trưng cho Quốc kỳ của Bắc Việt Nam. Ông lặp đi lặp lại những sinh hoạt đó trong ngày và đi ngủ vào lúc 10 giờ tối mỗi ngày”(1). Otterman kết luận: “Cuối cùng, Tài đã đánh bại các phương pháp của KUBARK (mật danh của CIA) vì đã giữ vững thế chủ động cả về thể chất lẫn tinh thần”.

Pribbenow cho rằng Tài đã chơi “một trò chơi trí tuệ thông minh”. Trong hồi ký của mình, ông thuật lại: “Bề ngoài, tôi trả lời hỏi cung, nhưng về nội dung, từ nhân vật cho đến công việc, tôi đều cố ý bịa đặt khác với sự thật để đánh lạc hướng địch, gây rối cho chúng”, ông gọi đó là cách “trả lời hỏi cung để tung tin giả”.

McCoy thừa nhận điều đó: “Phần lớn những thông tin mà ông khai có lẽ chỉ là những thông tin bị làm sai lạc một cách có tính toán”. Do đó, theo Otterman, “trong ba năm... các thẩm vấn viên CIA vật lộn với Tài nhưng không thu được hiệu quả”.
Frank Snepp được giao thẩm vấn 8 tù nhân tại Trung tâm thẩm vấn quốc gia, nhưng ông thú nhận “thẩm vấn Nguyễn Tài là thẩm vấn nhiều thách thức nhất của tôi” và kết luận: cho đến 30-4-1975, “Tài đã trải qua hơn bốn năm bị biệt giam trong xà-lim nhưng ông chưa từng khai nhận một cách đầy đủ ông là ai”. 

(Còn tiếp)

(*) Sau mấy tháng hỏi cung mà không moi được thông tin gì mới, Peter Kapusta lấy lý do “vợ bị tai nạn ô-tô bên Mỹ” để xin về nước. Frank Snepp được cử sang thay. Lúc đó Snepp còn trẻ, mới 28 tuổi, đỗ thạc sĩ ngành quốc tế học tại Đại học Columbia. Bắt đầu làm việc cho CIA từ 1968, qua Nam Việt Nam năm 1969, sau đó về Mỹ. Tháng 10-1972, sang Sài Gòn để phụ trách thẩm vấn Nguyễn Tài vì, như Snepp tự nhận, anh ta là “một trong những chuyên gia của CIA thông thạo nhất về chính sách và chiến lược của Bắc Việt Nam” .

P.V.H

(nguyên cán bộ trinh sát vũ trang An ninh T4)

Hải quân Mỹ từng triển khai 100 đầu đạn hạt nhân ở Vịnh Bắc bộ

Cựu binh Phillip Hays của tuần dương hạm USS Oklahoma City mới đây kể với báo Corvallis Gazette-Times (bang Oregon, Mỹ) rằng trong chiến tranh Việt Nam, Hải quân Mỹ có khoảng 100 đầu đạn hạt nhân trên các tàu chiến lảng vảng trong Vịnh Bắc bộ, trong tư thế sẵn sàng khai hỏa khi có lệnh.

Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển USS Oklahoma City của Hạm đội 7 Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Trên tàu luôn có 20 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng được phóng đi - Ảnh: Hải quân Mỹ

 

Báo Corvallis Gazette-Times ngày 30.3 phỏng vấn cựu binh Phillip Hays, người từng là sĩ quan phụ trách vũ khí hạt nhân trên tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển USS Oklahoma City trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Năm 1968, khi 23 tuổi, Hays gia nhập hải quân. Do từng học về ảnh hưởng của phóng xạ với sinh vật tại Đại học Arkansas, Hays được chọn đào tạo thành sĩ quan phụ trách vũ khí hạt nhân.

Vào năm 1970, Hays phục vụ trên tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Oklahoma của Hạm đội 7, túc trực ở khu vực Đông Nam Á để tham dự vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Hays phụ trách 20 đầu đạn hạt nhân trên tàu chiến này.

Mặc dù Liên Xô không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến Việt Nam nhưng cung cấp nhiều hỗ trợ cho miền Bắc Việt Nam, bao gồm các dàn radar di động theo dõi hoạt động của các tàu chiến và máy bay Mỹ. Đối với Hays, khi đang ở trên tuần dương hạm USS Oklahoma trên Vịnh Bắc bộ, các xe tải mang radar của Liên Xô là mục tiêu quan trọng, và ông ta đã từng phá hủy một chiếc với một quả tên lửa.

"Tôi đã được thưởng huy chương về điều đó, lần đầu tiên hải quân bắn thành công một tên lửa hải đối đất trong chiến đấu", ông Hays khoe.

Tên lửa bắn ra hôm đó chỉ là loại mang đầu đạn thông thường, nhưng lúc đó trên tàu Oklahoma không thiếu các vũ khí hạt nhân. Theo ông Hays, các quân chủng của quân đội Mỹ luôn có kho dự trữ vũ khí hạt nhân của mình.

"Vũ khí hạt nhân - đây là một trong những điều đáng sợ - là một biểu tượng. Mỗi chỉ huy đều muốn có vũ khí hạt nhân, và càng có nhiều vũ khí hạt nhân thì họ càng có vị trí biểu tượng cao hơn", ông Hays nói.

Ông Hays ước tính Hải quân Mỹ có ít nhất 100 đầu đạn hạt nhân trên các tàu chiến bố trí trên vịnh Bắc Bộ trong chiến tranh Việt Nam. Ông không biết lục quân, Không quân và Thủy quân lục chiến Mỹ có bao nhiêu vũ khí hạt nhân cũng như Liên Xô có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân ở khu vực lúc đó. Nhưng ông không nghi ngờ rằng đã có quá đủ vũ khí hạt nhân đủ tạo ra một lò thiêu cho đôi bên nếu ai đó nhấn nút kích hoạt.

"Nó được gọi là MAD - đảm bảo hủy diệt lẫn nhau - và điều đó là điên khùng", ông Hays chơi chữ (MAD cũng có nghĩa là điên khùng).

Ông Phillip Hays, cựu sĩ quan phụ trách vũ khí hạt nhân trên tuần dương hạm USS Oklahoma City thời chiến tranh Việt Nam - Ảnh chụp màn hình báo Corvallis Gazette-Times

 

Là một sĩ quan về vũ khí hạt nhân, Hays có quyền truy cập thông tin mật về các rủi ro liên quan đến kho vũ khí của Mỹ. Và trong khi ông biết có một số sự cố báo động có thể dễ dàng trở thành thảm họa, Mỹ và Liên Xô chưa bao giờ gần bên bờ vực cuộc chiến hạt nhân như thời điểm khủng hoảng tên lửa ở Cuba vào tháng 10.1962: "Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba đã gây khá nhiều sợ hãi cho tất cả mọi người".

Cả hai bên đã lùi bước sau đó, lắp đặt một đường dây nóng giữa Washington và Moscow nhằm ngăn ngừa việc sử dụng vô tình hay vội vàng vũ khí hạt nhân.

Trong thời gian phục vụ trong Hải quân Mỹ, Hays chưa bao giờ nhận được lệnh chuẩn bị sẵn sàng phóng một đầu đạn hạt nhân. Thay vào đó, ông dành nhiều thời gian để đảm bảo các đầu đạn hạt nhân được lưu trữ đúng cách, xử lý một cách chính xác và bảo mật. "Công việc của tôi là phải đảm bảo đầu đạn không nổ tung, và tôi đã thành công", ông nói.

Nhưng điều đó không có nghĩa là ông không có khả năng thực hiện việc bấm nút khai hỏa vũ khí hạt nhân. "Khi bạn ở vị trí đó, bạn phải tự hỏi mình sẽ làm gì nếu nhận được lệnh bắn một trong những đầu đạn hạt nhân? Tôi có lẽ sẽ làm theo lệnh", ông Hays nhớ lại.

"Tôi nói là có thể. Còn với bạn thì sao? Bạn không bao giờ biết cho đến khi chuyện đó xảy ra", ông Hays kết luận.

Tên lửa Talor bắn đi từ một tuần dương hạm Mỹ. Loại tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân này cũng được trang bị cho tàu USS Oklahoma City trong cuộc chiến Việt Nam - Ảnh: Hải quân Mỹ

 

Cựu binh Hays mô tả nút bấm ông phụ trách để phóng tên lửa Talos mang đầu đạn hạt nhân khi phục vụ trong hải quân Mỹ - Ảnh chụp màn hình báo Corvallis Gazette-Times

Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển USS Oklahoma City của Hạm đội 7 Mỹ đầu những năm 1960. Đây là tàu chiến có từ thời Thế chiến II, sau đó được cải tạo để mang tên lửa điều khiển mang đầu đạn hạt nhân - Ảnh: Hải quân Mỹ

Pháo hạm trên tuần dương hạm USS Oklahoma City trong một lần khai hỏa vào đầu năm 1970 ở vùng biển Việt Nam - Ảnh: Wikipedia

Đẩy trực thăng trên tàu USS Oklahoma City xuống biển để có chỗ cho trực thăng khác đáp xuống trong cuộc di tản của người Mỹ khỏi miền nam Việt Nam ngày 30.4.1975 - Ảnh: Hải quân Mỹ

 

Báo nước ngoài ca ngợi Đại thắng mùa Xuân năm 1975

(NLĐO) - “Việc Mỹ dính líu vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam là một sự hy sinh vô ích về sinh mạng và tiền của người Mỹ và là một chương bi thảm trong lịch sữ Mỹ”, “Sự sụp đổ cuối cùng của miền Nam đến quá nhanh, không ai có thể hình dung được”… là những bình luận của các nhà báo đối với đại thắng mùa xuân năm 1975.

Ngày 3-4, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành ủy TP HCMđã tổ chức hội thảo khoa học cấp Nhà nước “Đại thắng mùa Xuân 1975 – Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình” tại TP HCM.

Toàn cảnh phiên khai mạc Hội thảo khoa học cấp Nhà nước: “Đại thắng mùa Xuân 1975 – Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình”

40 năm trôi qua kể từ khi sự kiện “Chiến sự ở Sài Gòn – Gia Định mùa Xuân 1975” kết thúc nhưng trong ký ức của nhân loại thì không hề phai mờ. Sự kiện lịch sử này đã mở ra thời kỳ “Sau Việt Nam”, “Hội chứng Việt Nam” đối với người Mỹ.

Theo thượng tá, TS. Trương Mai Hương, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Tổ chức quân sự - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, trong suốt thời gian diễn ra chiến sự tại Sài Gòn (26-30.4.1975), cơ quan đầu não của chế độ Cộng hòa, Sài Gòn – Gia Định trở thành nơi tập trung của 100 phóng viên thường trú của các nước trên thế giới, trong đó có rất nhiều hãng thông tấn, truyền hình, phát thanh và các tờ báo lớn của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức…trong đó, có nhiều tờ báo đã ca ngợi chiến thắng vĩ đại của Việt Nam. Tờ Thời báo New York có số phát hành lớn phanh phui tập tài liệu mậtghi chép của Bộ Quốc phòng Mỹ về chiến tranh Việt Nam với gần 70.000 trang (còn gọi là tài liệu mật Lầu Năm Góc) do luật sư nổi tiếng Ddanien phát hiện. Điều này khiến người Mỹ hiểu rõ thực chất cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam là tàn bạo và vô nghĩa.

Tờ Tin Mỹ và Thế giới in những chữ đầu hàng thành một tiêu đề lớn chạy suốt tám cột trên trang nhất và hàng loạt tin, ảnh về chiến thắng của các lực lượng cách mạng vừa giải phóng thành phố Sài Gòn.

Thời báo Los Angeles viết: “Người Mỹ ra đi, người Việt Nam (ngụy quân, ngụy quyền) đầu hàng, nước Việt Nam đã được trả lại cho người Việt Nam”.

Tờ Tin điện New York cho rằng: “Việc Mỹ dính líu vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam là một sự hy sinh vô ích về sinh mạng, tiền của người Mỹ và là một chương bi thảm trong lịch sữ Mỹ”.

Riêng báo Mặt trời Baltimore viết: “Chúng ta bị thương tổn và cảm thấy nhục, nhưng có lẽ chúng ta cũng đã chín chắn hơn lên một chút qua sự kiện chiến sự Sài Gòn – Gia Định”.

Phóng viên Hãng UPI đã mô tả quân giải phóng: “Quân đội cộng sản tươi cười và vui vẻ cưỡi xe tăng vào phủ Tổng thống ở Sài Gòn hôm nay và hô lớn với những người đứng bên đường các nhà báo đang theo dõi. Họ thật sự không để ý đến sự có mặt của các nhà báo đang ghi lại sự đầu hàng lịch sử của chính quyền Sài Gòn trước những người cộng sản”.

Cùng chung niềm vui với cả dân tộc Việt Nam, hãng tin Pháp AFP bình luận: “Không còn nghi ngờ gì nữa. Chiến sự Sài Gòn – Gia Định kết thúc. Sự kiện này ảnh hưởng to lớn đến khu vực trên thế giới trong tương lai”. Tất cả những thông tin được đăng tải rộng rãi tại Sài Gòn, Mỹ và một số nước phương Tây đã làm cho giới cầm quyền Nhà Trắng và Lầu Năm Góc lúng túng, tức tối vì bị lên án mạnh mẽ.

Alain Wasmes là phóng viên đặc biệt của báo Nhân đạo Đảng cộng sảnPháp đã có mặt tại Việt Nam trong những ngày cuối của cuộc chiến. Ông thuật lại những điều mắt thấy, tai nghe về sự kiện giải phóng Sài Gòn và đưa ra hàng loạt những câu hỏi vì sao chế độ Sài Gòn sụp đổ và vì sao đế quốc Mỹ lại thua đau đến như vậy. Khi trở về Pháp, trong cuốn “Những gì tôi thấy ở Việt Nam”, ông đã tuyên bố rằng: Chiến tranh Việt Nam được sự chú ý của dư luận toàn thế giới, đặc biệt là đã tác động sâu sắc đến tâm khảm người Mỹ. Ông khẳng định: “Sự sụp đổ cuối cùng của miền Nam đến quá nhanh, không ai có thể hình dung được”.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Lê Thanh Hải và Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang (đứng giữa) trao đổi với các đại biểu tại hội thảo

Ngay cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, sau gần 30 năm im lặng đã phải tự dằn vặt: “Những người cộng sự của tôi trong chính quyền John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson là một nhóm người đặc biệt… Tại sao nhóm người đó – những người giỏi nhất và thông minh nhất ấy lại mắc sai lầm về Việt Nam? Chúng tôi mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao lại mắc sai lầm như vậy?”.

Nhà sử học Nigl Cawthorne sau nhiều năm dày công nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam đưa ra nhận xét: “Phía Mỹ không bị tổn thương về mặt thể xác thì sự hủy hoại về mặt tâm lý phải gánh chịu không thể tính toán hết. Việt Nam là một cuộc chiến tranh đầu tiên mà Mỹ thất bại trong việc giành chiến thắng và đã đẩy nước Mỹ đến những phân rẽ cay đắng


Ngày cập nhật 2015/08/30 Tác giả: nhadatphucankhang





Hỗ trợ trực tuyến

 

0835570473 - Họa sĩ Minh Tâm vẽ tranh Phong Thủy và Tôn Giáo

---

0938168807 (Marina)

Hình Ảnh Dự Án

Liên Kết Website

BACK TO TOP