Cò đất đón gió dự án sân bay Long Thành

TP - Trong khi ở nghị trường, các đại biểu Quốc hội đang bàn về dự án sân bay Long Thành với hai luồng ý kiến nên hay chưa nên sớm xây sân bay tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, thì người dân xôn xao bàn tán giá đất.

Description: Một khu dân cư ở xã Lộc An (đón đầu dự án sân bay) được triển khai nhiều năm nay, nhưng vẫn hoang vu, chưa có người đến ở. Ảnh: M.T.

 

Một khu dân cư ở xã Lộc An (đón đầu dự án sân bay) được triển khai nhiều năm nay, nhưng vẫn hoang vu, chưa có người đến ở. Ảnh: M.T.

“Người ở thành phố về hỏi mua đất rần rần”

Chưa bao giờ người dân ở vùng dự án sân bay Long Thành quan tâm nhiều đến thông tin về dự án sân bay Long Thành như thế. Khắp các hàng quán, chợ búa, công sở, đâu đâu cũng thấy bàn tán, suy đoán về dự án. Ông Hai Nghĩa ở xã Bình Sơn đi ký giấy tờ ở UBND xã cũng tranh thủ tụm lại ở chỗ bản đồ quy hoạch sân bay treo ở góc nhà ủy ban xem ngó, chỉ trỏ.

Ông Nghĩa nói: “Nghe chuyện làm sân bay gần cả chục năm nay rồi. Rồi Nhà nước đã kiểm kê, đất đai muốn xây dựng làm nhà cho con cũng khó quá. Dự án có làm hay không cũng mong Nhà nước quyết cho sớm để dân dễ tính”.

 

Ông Nguyễn Văn Ban (có đất trong vùng dự án sân bay) nói: “Đang tính bán 5 công đất lấy tiền cho con làm vốn buôn bán. Nhưng cả tháng nay chỉ có “cò” đất vào hỏi mua. Mà họ đưa ra giá thấp, còn tôi cũng dùng dằng chưa muốn bán. Biết đâu dự án được triển khai thì nhận tiền đền bù được cao hơn nhiều so với bán lúc này”.

Ăn theo dự án sân bay, các “cò” đất đang thổi giá, cố tạo nên cơn sốt đất. Ở các xã có dự án hoặc vùng phụ cận dự án như Long An, Bình Sơn, Lộc An, Cẩm Đường, “cò” treo nhan nhản bảng sang nhượng đất với đủ các diện tích mua theo lô, theo sào, theo mẫu, kiểu nào cũng có. “Cò” nào cũng cho rằng, đất mình nằm ở trục chính đến sân bay, gần đường cao tốc…

Liên hệ với điểm rao bán đất, điểm giao dịch là một quán cà phê ở xã Bình Sơn, bà Nguyễn Thị Lan giới thiệu có trong tay rất nhiều vị trí đất thuộc loại đắc địa. Bà Lan ra giá 850 triệu đồng/ha trong khu vực dự án. “Cò” Tân chuyên môi giới chuyển nhượng đất ở xã Long An nói vanh vách như nắm trong tay quy hoạch sân bay: “Anh nên mua đất ở xã Long An đi, đây là khu vực trung tâm huyện Long Thành, gần điểm kết nối đường cao tốc và sẽ là trung tâm dịch vụ, phụ trợ của sân bay.

“Cò” Tân ra giá 3,2 - 3,5 tỷ đồng/ha. Anh này nói: “Cả tháng nay, người ở thành phố về hỏi mua đất rần rần, đất không còn nhiều đâu. Giá hiện nay là lấp lửng thôi. Sân bay được quyết rồi thì giá tiền trên không mua nổi đâu”.

 

“Sốt” ảo

Trong khi “cò” đang cố tạo sốt đất, ở các địa phương có dự án sân bay, chính quyền nói rằng đất không “sốt”. Chủ tịch UBND xã Long An Nguyễn Duy Phương nói với báo giới: “Nửa tháng qua, các hồ sơ sang tên, chuyển nhượng đất đai ở địa phương vẫn bình thường như những tháng trước đó, khoảng 6-7 hồ sơ/tuần”.

Ông Nguyễn Duy Phong, cán bộ địa chính xã Lộc An, cho rằng, đất ở trong vùng thực sự “sốt” vào năm 2009, khi đó, chủ yếu là người từ TPHCM về mua đất. Mỗi người mua vài hécta đến hàng chục hécta, do vậy việc mua bán đất không còn nhiều. Theo ông Phong hiện nay, người bán thì muốn bán giá cao, còn người mua thì cố ép giá xuống; ai cũng ghìm giá khi dự án đang được bàn thảo.

Ở vùng dự án, người mua đất chủ yếu là các nhà đầu cơ gom đất chờ đền bù. Họ đưa ra giá 800 - 900 triệu đồng/ha. Theo tính toán của các nhà đầu tư, nếu dự án được triển khai, mỗi hécta họ sẽ được trên dưới 2 tỷ đồng tiền đền bù, tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề. Nhiều người dân cần vốn làm ăn, không thể chờ đến ngày được nhận đền bù thì đành bán “lúa non”.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Long, chủ một sàn giao dịch nhà đất ở thành phố Biên Hòa, cách đầu tư này khá mạo hiểm. Nhiều người đã đổ hàng chục, hàng trăm tỷ đồng để mua đất “đón gió” dự án sân bay từ nhiều năm nay, nhưng với tình hình hiện nay, không chắc dự án sớm được triển khai.

 

Cơ quan nhà nước “ăn theo” dự án sân bay Long Thành

(LĐO) HÀ ANH CHIẾN

Bản đồ quy hoạch sân bay Long Thành

Đang có làn sóng các cơ quan nhà nước, cơ quan lực lượng vũ trang, công an, cả cơ quan dân sự, ào ào xin vào khu vực xung quanh sân bay Long Thành, có đơn vị xin cả trăm héc-ta...Thông tin trên được Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đưa ra tại cuộc họp về tái định cư dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành ngày 29.10

Theo đó, tương lai những khu vực giáp ranh nằm xung quanh sân bay Long Thành sẽ là những “khu đất vàng”. Và nhiều cơ quan ban ngành đang tìm cách “đi tắt đón đầu” đại dự án sân bay quốc tế Long Thành. Con số đất được các đơn vị xin ở vùng giáp ranh và xung quanh sân bay Long Thành có thể lên tới cả ngàn héc-ta.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái cho biết: Việc xây dựng 2 khu tái định cư phục vụ dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành phải bảo đảm yêu cầu về quy chuẩn, quy trình quy phạm, hợp lý và có tính khả thi cao.

Ông Đinh Quốc Thái cũng chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với huyện Long Thành tiếp tục kiểm tra thực tế hoàn thành quy hoạch chi tiết 2 khu dân cư và phải chủ động chuẩn bị trước các lô đất để bổ trí cho những hộ khi di dời xin tách hộ để tránh thiệt thòi cho những hộ có đất bị thu hồi.

Chuẩn bị phương án bố trí nhà ở cho hàng vạn người tham gia xây dựng và vận hành dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Ông Ngô Thế Ân – Phó Chủ tịch UBND huyện Long Thành cho biết: Việc đầu tư 2 khu tái định cư đã có chủ trương, khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn là 282ha và khu tái định cư Bình Sơn cũng là 282ha. Tổng số căn hộ bố trí nhà vườn (diện tích 250m2) cho cả hai khu là gần 4.000 hộ, tổng số hộ nhà liên kế (diện tích 125m2) cả hai khu 5.000 hộ, chung cư khoảng 2.000 hộ.

Trước đó, ngày 14.10, UBND tỉnh Đồng Nai đã công bố kết quả điều tra, khảo sát các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành. Hầu hết tất cả các hộ đều đồng tình ủng hộ chủ trương thực hiện dự án (tỷ lệ chiếm 99,9%). Hiện nay thắc mắc lớn nhất của người dân là khi nào dự án được triển khai, công tác tái định cư… để người dân sớm ổn định lại cuộc sống.

Qua khảo sát tất cả số hộ bị ảnh hưởng dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành có 4.141 hộ. trong đó có 3.394 hộ đề nghị được bố trí vào khu tái định cư Lộc An-Bình Sơn, 234 hộ đề nghị vào khu tái định cư Bình Sơn, tái định cư phân tán là 471 hộ, 42 hộ chưa có y kiến về chọn hình thức tái định cư. Ngoài ra tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch 1 khu nghĩa trang tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành với diện tích khoảng 50ha để di dời các ngôi mộ.

Sân bay Quốc Tế Long Thành cảng trung chuyển lớn nhất đông nam á

T - Sáng 12-8, tại thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã diễn ra lễ công bố quy hoạch cảng hàng không quốc tế Long Thành, theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt.

  

Theo đó, cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng trên diện tích hơn 5.000ha, ảnh hưởng đến các xã Long Phước, Long An, Bình Sơn, Suối Trầu, Bàu Cạn (huyện Long Thành) và xã Cẩm Đường (huyện Cẩm Mỹ).

 

* Thi công xây dựng công trình cầu cạn trên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn qua quận 9, TP.HCM để phục vụ việc lưu thông từ TP.HCM đi cảng hàng không quốc tế Long Thành và ngược lại

 

* Phối cảnh mặt nhà ga phía sân đậu máy bay (ảnh nhỏ) - Ảnh: N.C.T.

 

Sơ đồ những con đường dẫn đến sân bay Long Thành - Đồ họa: VĨ CƯỜNG

 

 Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam (đại diện chủ đầu tư) cho biết đây là cảng hàng không cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO, với chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, có khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không lớn trên thế giới, tiếp nhận được máy bay loại A380-800 hoặc tương đương.

 Theo quy hoạch, sân bay Long Thành nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 40km theo hướng đông bắc, cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 43km, cách Vũng Tàu 70km theo hướng tây bắc.

 Về quy hoạch khu sân bay, từ nay đến năm 2014 là giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thu xếp tài chính, khởi công vào năm 2015.

Giai đoạn 1 sân bay sẽ được đầu tư với tổng kinh phí hơn 6.740 triệu USD và chính thức vận hành, khai thác vào năm 2020, công suất đạt 25 triệu hành khách/năm và ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Giai đoạn 2 (đến năm 2030) cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ có ba đường cất hạ cánh, công suất 50 triệu khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Giai đoạn 3 (sau năm 2030) sẽ gồm bốn đường cất hạ cánh song song và bốn nhà ga, tổng công suất 100 triệu khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm...

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng nhấn mạnh: “Trong tương lai cảng hàng không quốc tế Long Thành được phát triển thành khu hàng không dân dụng, trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Cũng theo ông Thăng, cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

H.MI - HOÀNG HÀ

Sân bay Tân Sơn Nhất tiếp tục hoạt động

Theo UBND TP.HCM, trong tương lai sân bay Long Thành trở thành sân bay quốc tế thay thế sân bay Tân Sơn Nhất - trở thành điểm trung chuyển lớn trong khu vực.

Sân bay Tân Sơn Nhất có vị trí chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. TP đã và đang tập trung nguồn lực để xây dựng hạ tầng giao thông kết nối vào các tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài, các tuyến đường sắt đô thị số 2, số 4, số 5.

Vì vậy, sân bay Tân Sơn Nhất tiếp tục duy trì sau khi sân bay quốc tế Long Thành hoạt động.

 

N.ẨN

 

Xây dựng nhiều đường đến sân bay Long Thành

Theo quy hoạch, cảng hàng không quốc tế Long Thành có phía đầu tây nam nối trực tiếp vào đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (chuẩn bị khởi công), đi về đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ở phía đông bắc nối với đường vành đai 4 (cung đường nối TP.HCM về huyện Long Thành).

Tại khu quy hoạch này còn có tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM - Nha Trang và tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành kết nối ngầm với cảng hàng không quốc tế Long Thành tại phía trục chính trước mặt nhà ga hành khách.

Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam đoạn TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (TP.HCM - Đồng Nai) dài 55km đã được khởi công vào tháng 10-2009. Theo ông Trần Xuân Sanh - tổng giám đốc Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN, mục tiêu xây dựng tuyến đường cao tốc này nhằm kết nối với quốc lộ 51 và sân bay quốc tế Long Thành và kết nối với dự án đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt.

Chính sự hình thành của tuyến đường cao tốc này sẽ thúc đẩy sớm sự ra đời của cảng hàng không quốc tế Long Thành. Theo kế hoạch, tuyến đường cao tốc trên sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013.

Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải cũng đã triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu) nhằm kết nối với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hướng đến sân bay Long Thành.

Theo Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp VN - chủ đầu tư tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 68,6km, dự kiến dự án sẽ khởi công trong năm 2013. Trên tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ xây dựng 12 nút giao thông, trong đó xây dựng nút giao thông nối với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, một nút giao thông nối vào sân bay Long Thành và nút giao thông nối với đường cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạch (Long An - TP.HCM - Đồng Nai).

Để hành khách từ sân bay quốc tế Long Thành đi về các tỉnh miền Tây bằng đường cao tốc, Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,8km và dự kiến công trình sẽ được triển khai giai đoạn 1 từ năm 2012 đến năm 2017.

Bên cạnh các tuyến đường cao tốc nối đến sân bay quốc tế Long Thành, mới đây Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chi tiết đường vành đai 3 (dài 89,3km) và 4 (dài 197,6km) đi qua năm tỉnh và TP gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong đó, đường vành đai 3 kết nối với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (TP.HCM, Long An và Tiền Giang), còn vành đai 4 kết nối với đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương và đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Như vậy, đi từ sân bay quốc tế Long Thành ra các đường cao tốc đến các đường vành đai sẽ có nhiều hướng đi về các địa phương.

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng, sẽ xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM - Nha Trang và tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành nhằm kết nối với sân bay quốc tế Long Thành tại phía trục chính trước mặt nhà ga hành khách có chiều dài 30km.

Theo tiến sĩ Trần Xuân Dũng - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển kinh tế giao thông vận tải phía Nam, cần sớm xây dựng sân bay quốc tế Long Thành để giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất và phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn ở vùng Đông Nam bộ, nhất là khu vực tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

NGỌC ẨN

 

Gần 7 tỷ USD cho giai đoạn 1 sân bay quốc tế Long Thành
(SGGPO).- Sáng nay, 12-8, tại thị trấn Long Thành (tỉnh Đồng Nai), Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai và Tổng Công ty Cảng hàng không miền Nam đã tổ chức công bố dự án Sân bay quốc tế Long Thành.


Description: http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2011/08/images387801_anh.jpg
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng (phải) trao quyết định quy hoạch cảnh hàng không quốc tế Long Thành cho ông Đinh Quốc Thái, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Theo quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự án Sân bay quốc tế Long Thành được chia làm 3 giai đoạn, bắt đầu từ năm 2015, đến sau năm 2030 sẽ hoàn thành toàn bộ dự án.

Trong đó, giai đoạn 1 được thực hiên từ năm 2015 đến 2020 gồm 2 đường hạ cất cánh, đường lăn, khu đậu máy bay, nhà ga hành khách có công suất 25 triệu lượt khách/năm, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn/năm, khu điều hành khai thác, khu quản lý hoạt động bay, khu công nghiệp hàng không, khu phụ trợ…

Hai đường cất hạ cánh trên có thể tiếp nhận các máy bay chở khách loại lớn nhất hiện nay như Airbus A380, Boeing 777 và sân đậu máy bay có 34 chỗ.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 được dự báo ở vào khoảng hơn 6.744 triệu USD, bao gồm cả chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 696,5 triệu USD.

Giai đoạn 2 (đến năm 2030) sẽ có ba đường cất hạ cánh, hai nhà ga công suất 50 triệu khách/năm, ga hàng hóa 1,5 triệu tấn/năm.

Giai đoạn 3 (sau năm 2030) sẽ gồm bốn đường cất hạ cánh song song với mỗi đường dài 4.000 mét và rộng 60 mét, và bốn nhà ga tổng công suất 100 triệu khách/năm, ga hàng hóa công suất 5 triệu tấn/năm.

Sau khi sân bay Long Thành được đưa vào khai thác giai đoạn 1, thì sân bay Tân Sơn Nhất vẫn tiếp tục được sử dụng song hành, nhưng Sân bay quốc tế Long Thành sẽ thay thế sân bay Tân Sơn Nhất trở thành sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam và là trung tâm trung chuyển hành khách lớn trong khu vực.

Thu Tuyết

 

 

  


Ngày cập nhật 2015/07/29 Tác giả: nhadatphucankhang





Hỗ trợ trực tuyến

 

0835570473 - Họa sĩ Minh Tâm vẽ tranh Phong Thủy và Tôn Giáo

---

0938168807 (Marina)

Hình Ảnh Dự Án

Liên Kết Website

BACK TO TOP