Mỹ yêu cầu VN ngừng hỗ trợ tiếp liệu cho máy bay ném bom Nga

 

Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương.

Reuters

Cập nhật: 12.03.2015 02:54

Mỹ đã yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng căn cứ trước đây của Mỹ ở Vịnh Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay có khả năng ném bom hạt nhân của Nga đang phô trương sức mạnh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ không muốn nêu danh tính nói rằng Washington tôn trọng quyền của Hà Nội ký kết những thỏa thuận với các nước khác, nhưng nói thêm rằng: “Chúng tôi đã hối thúc giới chức Việt Nam bảo đảm rằng Nga không thể sử dụng khả năng tiếp cận Vịnh Cam Ranh để thực hiện những hoạt động có thể gây căng thẳng trong khu vực.”

Reuters cho biết chính phủ Việt Nam chưa đưa ra phản hồi ngay lập lức bình luận về yêu cầu này từ phía Mỹ.

Phát biểu này được đưa ra giữa lúc các quan chức ngoại giao của Mỹ nói rằng những máy bay ném bom của Nga đã gia tăng những chuyến bay trong một khu vực vốn đã đầy căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ, và những nước Đông Nam Á.

Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương, nói với Reuters rằng những máy bay của Nga đã thực hiện những chuyến bay "khiêu khích," trong đó có những chuyến bay quanh lãnh thổ Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi Mỹ đặt một căn cứ không quân lớn.

Đây là lần đầu tiên các giới chức Mỹ xác nhận vai trò của Vịnh Cam Ranh, một cảng nước sâu tự nhiên, trong hoạt động của máy bay ném bom Nga mà gần đây đã gia tăng khắp thế giới.

Ông Brooks nói trong một cuộc phỏng vấn rằng những chuyến bay này cho thấy Nga, đồng minh thời Chiến tranh Lạnh của Việt Nam, xử sự như một “kẻ phá bĩnh những lợi ích của [Mỹ] và của những nước khác.”

Tư lệnh lực lượng không quân của Mỹ ở Thái Bình Dương hồi tháng 5 năm ngoái nói rằng sự can thiệp của Nga tại Ukraine theo sau bởi một sự gia tăng đáng kể hoạt động trên không của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương để phô trương sức mạnh và để thu thập thông tin tình báo.

Một chiếc máy bay chiến lược TU-95 của Nga bay trên không phận phía tây bắc đảo Okinoshima.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào ngày 4 tháng 1 vừa qua rằng máy bay chở dầu Il-78 đã sử dụng Vịnh Cam Ranh vào năm 2014, tạo điều kiện cho việc tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến lược TU-95 có khả năng ném bom hạt nhân, một phát biểu cũng được truyền thông nhà nước Việt Nam loan tải.

Sự việc này cho thấy vị thế phức tạp của Hà Nội trong một cuộc đối đầu địa chính trị giữa một bên là Trung Quốc và Nga và một bên là Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á khác.

Năm ngoái Việt Nam đã chứng kiến một loạt những chuyến thăm cấp cao của giới chức Mỹ. Thứ Sáu tuần trước, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam loan báo Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong năm nay sẽ có chuyến công du lịch sử sang Mỹ.

Dù đang tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ trước những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam vẫn là đối tác thân thiết với Nga trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng và năng lượng.

 

 VN chưa hi đáp đ ngh ca M 'ngưng cho Nga s dng căn c Cam Ranh'

Máy bay chiến lược TU-95 của Nga bay ngang không phận phía tây bắc đảo Okinoshima của Nhật. Các giới chức Mỹ nói rằng những máy bay ném bom của Nga đã gia tăng những chuyến bay trong một khu vực vốn đã đầy căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, và những nước Đông Nam Á khác.

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết chưa thấy hồi đáp từ chính phủ Việt Nam đối với đề nghị của Hoa Kỳ yêu cầu Hà Nội ngưng cho phép Nga sử dụng một căn cứ để tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom đang thực hiện những chuyến bay khiêu khích vòng quanh lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương.  

Viên chức phụ trách báo chí của sứ quán, bà Lisa Wishman, hôm nay (12/3) cho VOA biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cuối tuần qua đã truyền đạt các quan ngại của mình với chính phủ Việt Nam trong vòng riêng tư.

Bà Wishman nhấn mạnh dù chính phủ Hoa Kỳ tôn trọng quyền của Việt Nam bước vào các thỏa thuận với những nước khác, nhưng Washington muốn Hà Nội đảm bảo rằng Vịnh Cam Ranh không bị quân đội Nga tận dụng để ‘tiến hành các hoạt động có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực.’

Trước đó, hai đối tác quốc phòng nhiều chục năm nay là Việt Nam và Nga  đều thừa nhận rằng máy bay tiếp dầu II-78 dùng Cam Ranh để tiếp tế nhiên liệu cho các máy bay ném bom chiến lược ‘Gấu’ Tupolev Tu-95 có tầm bay xa 15 ngàn cây số không cần tiếp liệu.

Vịnh Cam Ranh, nơi từng là căn cứ của Hoa Kỳ và trong quá khứ cũng từng bị hải quân Pháp và Nhật kiểm soát, nằm cách Sài Gòn 290 km về hướng Đông Bắc là một cảng nước sâu tự nhiên.

Hôm qua, chỉ huy lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương, Tướng Vincent Brooks, nói với hãng thông tấn Reuters rằng các máy bay của Nga đã thực hiện những chuyến bay ‘khiêu khích’ trong đó có các chuyến bay xung quanh Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen, cách Việt Nam 4.000 cây số về hướng Đông.

Tướng Vincent Brooks nói rằng các máy bay Nga đã thực hiện những chuyến bay ‘khiêu khích’ trong đó có các chuyến bay xung quanh Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen.

Các giới chức NATO cho hay những máy bay ném bom ‘Gấu’  gần đây cũng bị phát hiện trên khu vực English Channel trong khi quân đội Nga thực hiện nhiều cuộc tuần tiễu trên biển và trên không thường xuyên hơn và táo bạo hơn gần biên giới của các nước trong khối NATO.

Tháng 11 năm ngoái, Nga loan báo kế hoạch đưa các máy bay ném bom tầm xa ra tuần tra các vùng biển ở Bắc Mỹ, theo kiểu thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Hãng thông tấn RIA hôm nay (12/3) dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng ở Moscow nói rằng quân đội Nga đã bắt đầu các cuộc diễn tập quân sự ở miền Nam nước Nga; ở các khu vực tách ra khỏi Georgia gồm Nam Ossetia và Abkhazia; và tại Crimea, bán đảo Nga sáp nhập từ Ukraine hồi năm ngoái.
 
Hoa Kỳ đã giao chiến với lực lượng Bắc Việt từ đầu thập niên 60 cho tới khi rút lui vào năm 1973 dẫn tới sự sụp đổ cũa chính phủ miền Nam Việt Nam ở Sài gòn hai năm sau đó.

Hà Nội và Washington thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1995. Bất chấp các mối quan hệ chặt chẽ giữa Hà Nội với Moscow từ thời Xô Viết, hai nước Việt-Mỹ trong những năm gần đây đang xích lại gần nhau giữa lúc Hà Nội ngày càng lo ngại trước hiểm họa từ Trung Quốc, nước láng giềng khổng lồ phương Bắc.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói ông hiểu rằng Hà Nội tìm kiếm ‘các đối tác lịch sử’ về an ninh và Mỹ cũng có ‘nhiều thứ để cung cấp…nhằm tăng cường an ninh của Việt Nam trong ngắn, trung, và dài hạn.’

Trong nhiều thế kỷ, nhiều phần của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Cuộc chiến tranh biên giới gần đây nhất giữa hai nước Việt-Trung nổ ra vào năm 1979. Cuộc chiến dù ngắn ngủi, nhưng ước tính đã cướp đi sinh mạng của 30.000 binh sĩ của cả hai phía. Hà Nội và Bắc Kinh cũng có các tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau ở Biển Đông.

Hoa Kỳ và Việt Nam tổ chức các cuộc thao dượt nhân đạo chung vào cuối năm ngoái và trong tháng này sẽ có thêm các hoạt động như vậy.

Mỹ cũng đồng ý cung cấp ít nhất 5 tàu tuần tra hiện đại cho Việt Nam, dự kiến các tàu này sẽ được bàn giao vào năm sau. Đây là một phần trong gói hỗ trợ trị giá 18 triệu đô la mà Ngoại trưởng John Kerry loan báo hồi năm 2013 nhằm giúp Việt Nam tăng cường khả năng an ninh hàng hải.

Trong bài diễn văn tại Đại học Hà Nội thứ sáu tuần trước, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius nói ông hiểu rằng Hà Nội tìm kiếm ‘các đối tác lịch sử’ về an ninh và Mỹ cũng có ‘nhiều thứ để cung cấp…nhằm tăng cường an ninh của Việt Nam trong ngắn, trung, và dài hạn.’


Ngày cập nhật 2015/04/24 Tác giả: nhadatphucankhang





Hỗ trợ trực tuyến

 

0835570473 - Họa sĩ Minh Tâm vẽ tranh Phong Thủy và Tôn Giáo

---

0938168807 (Marina)

Hình Ảnh Dự Án

Liên Kết Website

BACK TO TOP