Kinh tế Việt Nam năm 2015: Vươn tầm cao mới

Description: Kinh tế Việt Nam năm 2015: Vươn tầm cao mới

Ảnh minh họa

Bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán Sài Gòn vừa có báo cáo nhận định thị trường và nền kinh tế Việt Nam trong năm 2015. Trong đó đánh giá nền kinh tế Việt Nam sẽ có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu mới.

Trong năm 2014, mặc dù chỉ tiêu tiêu dùng cá nhân không khả quan nhưng các chỉ số kinh tế vĩ mô đã khuyến khích khu vực đầu tư tư nhân và đây là một tín hiệu tốt cho đầu năm 2015. Trong năm nay, chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu gia tăng tăng trưởng GDP lên mức 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY), ổn định chỉ số tiêu dùng (CPI) ở mức thấp hơn 5% YoY và ổn định Việt Nam đồng (VND- chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu 2% cho sự trượt giá của VND, mục tiêu này đã phần nào đạt được khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức giảm giá VND 1% vào tháng 1/2015).

SSI Research đánh giátăng trưởng GDP năm 2015 sẽ đạt 6,5% YoY và chỉ số CPI sẽ giữ ở mức 2,28% YoY.

Theo ý kiến của Bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán Sài Gòn, mục tiêu trên của nền kinh tế Việt Nam còn khá khiêm tốn so với dự đoán của bộ phận là tăng trưởng GDP sẽ đạt 6,5% YoY và chỉ số CPI sẽ giữ ở mức 2,28% YoY. Dự đoán trên cho năm 2015 dựa trên 2 nguyên nhân: những yếu tố có thể dự đoán và những yếu tố biến động năm 2015.

Những yếu tố có thể dự đoán năm 2015

1. Các chuyên gia nhận định tiêu dùng nội địa (chiếm 65% tổng GDP) sẽ tăng mạnh trở lại như trước đây do giá nhiên liệu sẽ kích thích tăng trưởng chi tiêu.

Giá xăng dầu sẽ là một yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho tăng trưởng tiêu dùng bởi việc giá xăng dầu giảm tương đương như việc cắt giảm thuế không chính thức cho cả người tiêu dùng lẫn các doanh nghiệp. Các tính toán cho thấy nếu giá bán lẻ của các sản phẩm dầu mỏ giảm bình quân 20% năm 2014 thì người tiêu dùng và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiết kiệm được tổng cộng 4 tỷ USD, và số tiền này chắc chắn sẽ được dùng cho chi tiêu.

Description: http://cafef.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2015/2-7352015-02-26145603-1425006566017/kinh-te-viet-nam-nam-2015-vuon-tam-cao-moi.png

Chênh lệch giữa tổng tiền gửi và tổng nợ (tỷ VND)

Giá xăng dầu năm 2013 và 2014 là khá tương đương, nhưng giá xăng dầu bình quân tính đến đầu tháng 2/2015 đã giảm 30% so với năm 2014. Điều này cho thấy việc giá xăng dầu giảm mạnh (YoY) sẽ được thể hiện rõ trong năm 2015. Chi tiêu sẽ tăng mạnh trở lại cùng với niềm tin của người tiêu dùng, nhưng quá trình này cần có thời gian để hồi phục sau một giai đoạn ảm đạm kéo dài.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng tình hình lãi suất thấp khiến các ngân hàng và cá nhân đang tích trữ một lượng tiền mặt khổng lồ. Mặc dù một phần tài chính này đã được đầu tư vào bất động sản nhưng cơ hội để khu vực tư nhân đầu tư và chi tiêu thêm vẫn còn rất nhiều trong năm 2015.

Description: http://cafef.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2015/3-2d92015-02-26145620-1425006565573/kinh-te-viet-nam-nam-2015-vuon-tam-cao-moi.png

Tăng trưởng chi tiêu khu vực tư nhân 2006-2015 / Giá dầu và tăng trưởng doanh thu bán lẻ

2. Lạm phát

Các chuyên gia dự đoán rằng chỉ số bình quân CPI, một chỉ số quan trọng đối với chính phủ Việt Nam, sẽ tiếp tục giảm trong năm 2015 do tiếp tục chịu ảnh hưởng từ năm 2014 và chỉ có thể phục hồi từ Quý 4/2015. Lạm phát thấp có thể khiến chính phủ xem xét cắt giảm trợ cấp trên một số lĩnh vực, chẳng hạn như việc tăng giá điện (có thể tăng ở mức 10% trong quý 1/2015).

Bên cạnh đó, có nhiều cách để chính phủ Việt Nam thực hiện những chính sách tài khóa và tiền tệ trong năm 2015. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể thực hiện chính sách giảm lãi suất vào đầu năm 2015, sau đó loại bỏ trần huy động vốn ngắn hạn để tạo cơ chế kinh doanh thị trường và kích thích cạnh tranh giữa các ngân hàng.

Lãi suất có thể giảm xuống mức sàn trong quý 1/2015, sau đó dần ổn định lại do sự thu hẹp khả năng thực hiện các điều chỉnh khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quan tâm đến việc bảo vệ tỷ giá đồng VND trước đồng USD. Các chuyên gia cho rằng yếu tố lạm phát sẽ không gây ảnh hưởng xấu nào đến nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn năm 2015.

Description: http://cafef.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2015/4-4c82015-02-26145637-1425006564927/kinh-te-viet-nam-nam-2015-vuon-tam-cao-moi.png

Chỉ số CPI theo tháng 2009-2015 / Giá bán lẻ xăng RON 92 2013-2015

3. Các chuyên gia nhận định với sự thặng dư tài khoản vãng lai, sự thận trọng trong kiểm soát vốn và sự tăng trưởng trong dự trữ ngoại hối thì VND có thể vượt qua được những tác động từ sự tăng giá của đồng USD. Vì vậy, mục tiêu duy trì tỷ lệ giảm giá đồng nội tệ ở mức 2% của chính phủ là khả thi.

Trong tình hình thặng dư tài khoản vãng lai, các chuyên gia dự đoán cán cân thương mại sẽ tăng nhẹ với mức thặng dư 4,8 tỷ USD năm 2015, cao hơn so với mức 2 tỷ USD năm 2014. Nguyên nhân là do Việt Nam phải chi trả ít hơn cho những sản phẩm liên quan đến dầu mỏ (Việt Nam đã bị thâm hụt thương mại ở mức kỷ lục 14 tỷ USD cho các sản phẩm liên quan đến dầu mỏ trong năm 2014). Kết hợp với đó là sự gia tăng xuất khẩu của hãng Samsung tại Việt Nam cùng với sự mở rộng của những ngành công nghiệp hỗ trợ khác.

Tất cả những yếu tố trên thừa sức bù đắp cho sự tăng trưởng nhập khẩu máy móc và những sản phẩm khác, một kết quả tất yếu từ sự gia tăng tiêu thụ cũng như sản xuất. Tăng trưởng giải ngân nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và lượng kiều hối gửi về nước trong năm 2014 sẽ được tiếp diễn trong năm 2015.

Description: http://cafef.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2015/5-e6b2015-02-26145656-1425006564581/kinh-te-viet-nam-nam-2015-vuon-tam-cao-moi.png

FDI / Dự trữ ngoại hối

4. Năm 2015 là thời hạn cuối cho các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) cũng như việc giảm bớt vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Các chuyên gia nhận định rằng việc tái cơ cấu các DNNN sẽ diễn ra một cách hoàn chỉnh trong năm 2015 và có xu hướng tập trung vào những DNNN lớn. Thông tư 01/2015 có hiệu lực từ ngày 1/3/2015, trong đó quy định rằng các DNNN sau khi IPO phải niêm yết trên sàn Upcom trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được chứng nhận đăng ký, đối với những DNNN thực hiện IPO trước ngày 1/10/2014 thì phải niêm yết trước ngày 1/10/2014. Thông tư này sẽ là yếu tố kích thích sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Các chuyên gia cho rằng quyết định này của chính phủ sẽ có hiệu quả hơn trong việc buộc các DNNN niêm yết trên sàn chứng khoán so với Nghị định 108/2013 trước đây, trong đó đơn giản chỉ phạt một khoản tiền nhỏ đối với những DNNN không niêm yết.

Description: http://cafef.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2015/6-4cb2015-02-26145717-1425006563970/kinh-te-viet-nam-nam-2015-vuon-tam-cao-moi.png

Description: http://cafef.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2015/7-80c2015-02-26145742-1425006562699/kinh-te-viet-nam-nam-2015-vuon-tam-cao-moi.png

 

 

Những công ty dự kiến niêm yết trong năm 2015 (có vốn điều lệ tối thiểu 50 triệu USD)

Những IPO dự kiến trong năm 2015:

-Bộ Giao thông Vận tải: Công ty Cổ phần sân bay của Việt Nam (công ty sở hữu tất cả những sân bay chính tại Việt Nam), Vinalines (công ty vận tải khổng lồ), Cảng Sài Gòn.

-Bộ Xây Dựng: FICO (kinh doanh vật liệu xây dựng), VICEM (kinh doanh xi măng), HUD, CC1, LILAMA, Sông Đà, IDICO, COMA (tất cả đều liên quan đến xây dựng và bất động sản).

-Bộ Y tế: Vinapharm và một số công ty sản xuất vắc-xin khác.

-Bộ Công thương: Vimico (công ty khai thác mỏ của Vinacomin), Vinacomin Power, VVMI (công nghiệp mỏ Việt Bắc), Vinapaco (Tập đoàn giấy Việt Nam), MIE, VEAM (kinh doanh thiết bị).

-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Vigecam, Vinafor (lâm nghiệp), VRG (Tập đoàn Cao su Việt Nam, nhưng chỉ có các công ty con tại xã Phú Riềng, Bình Long, Lộc Ninh), ...

Với mục tiêu tạo thuận lợi cho các DNNN chuyển đổi cơ cấu và phát triển cơ sở hạ tầng nhanh hơn, Bộ Giao thông Vận tải đã tuyên bố rằng sẽ giảm đầu tư công và áp dụng những biện pháp nhằm kích thích đầu tư tại khu vực tư nhân. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ ưu tiên cho khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn vào các dự án cơ sở hạ tầng. Do đó, dự án lớn Cảng nước sâu Lạch Huyện có thể sẽ là dự án cuối cùng được nhà nước tài trợ. Sau đó, chính phủ sẽ chuyển hướng tập trung vào những dự án có liên quan đến những lĩnh vực ít hấp dẫn các nhà đầu tư hoặc liên quan đến an ninh quốc gia.

Tháng 1/2015, danh sách những dự án cơ sở hàng hải mà các nhà đầu tư tư nhân có thể tham gia đã được công bố với 41 dự án với tổng trị giá khoảng 2 tỷ USD, thời hạn 2015-2020, trong đó có 19 dự án cảng biển. Có 3 dự án sẽ được thực hiện trong năm 2015-2016 và sẽ có một số công ty niêm yết trên sàn tham gia, như công ty MPC tham gia dự án Cảng Hậu Giang, VIC tham gia dự án cảng neo đậu cho tàu du lịch cao cấp ở Dương Đông-Phú Quốc. Bên cạnh đó, Vinalines cũng sẽ bán một số cảng biển cho các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài. Tập đoàn Vinalines đã tìm cách để có được sự chấp thuận của chính phủ trong việc thoái vốn hoàn toàn khỏi Cảng Quảng Ninh (có thể là chuyển gioa cho tập đoàn T&T, công ty này đang sở hữu SHB trên HNX).

Gần đây, chính phủ Việt Nam đã tuyên bố kế hoạch bán quyền thu lệ phí đường cao tốc cho khu vực tư nhân. Tổng Công ty đường Cao tốc Việt Nam (VEC) đang đề xuất bán một phần danh mục đầu tư của mình, bao gồm 5 dự án đường cao tốc: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành với tổng chiều dài 570km và tổng vốn đầu tư gần 6 tỷ USD (trong đó có 57% từ nguồn vốn nhà nước).

Vào tháng 10/2014, chính phủ Việt nam đã bán 49% cổ phần của dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cho công ty Ấn Độ IL&FS với những điều khoản khá ưu đãi. Theo những thông báo gần đây của chính phủ thì các chuyên gia nhận định rằng việc tái cơ cấu những DNNN cũng như tái cơ cấu đầu tư công đang được thổi một làn gió mới, trong đó việc chính phủ Việt Nam thông qua một cơ chế thị trường và tăng cường tư nhân hóa sẽ đem lại kết quả trong năm 2015.

(Còn nữa...)

Theo Hoàng Nam

Kỳ vọng về sự khởi đầu chặng đường phát triển mới

Kỳ vọng về sự khởi đầu chặng đường phát triển mới

Mục tiêu tổng quát của nền kinh tế năm 2015 đã được Chính phủ xác định tại Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2015. Thực hiện được mục tiêu này, năm nay sẽ là năm bản lề để nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới.

Theo chúng tôi, mục tiêu tổng quát “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn và vững chắc hơn năm 2014” là hoàn toàn khả thi.

Nền kinh tế Việt Nam có cơ hội tạo ra bước đột phá mới trong năm 2015 nếu các giải pháp của Chính phủ và sự đồng thuận của toàn xã hội hướng đến các nội dung cơ bản: Đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phải được coi là giải pháp trọng tâm và cần được thực hiện mạnh mẽ trong năm 2015.

Khơi thông các điểm “nghẽn”

Trước hết, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần định hình rõ hơn “mô hình tăng trưởng mới” với nội hàm và mục tiêu cụ thể; cụ thể hóa  Đề án tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế, gắn với tái cấu trúc các lĩnh vực trọng tâm trong nền kinh tế, bao gồm lĩnh vực đầu tư công, các doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng; đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính phải được coi là điều kiện tiên quyết và là yếu tố đột phá để “tái cấu trúc” nền kinh tế đạt hiệu quả; giải quyết nợ xấu gắn với tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần được thực hiện triệt để và căn cơ hơn.

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khơi thông các “điểm nghẽn”, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là yêu cầu bức thiết đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Các giải pháp: Kiên định mục tiêu “ổn định kinh tế vĩ mô”, duy trì tỷ lệ lạm phát hợp lý là điều kiện hết sức quan trọng để cải thiện tình hình kinh tế; tiếp tục đổi mới tư duy và phương thức can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế theo hướng chuyển từ mô hình “Nhà nước quản lý phát triển” sang mô hình “Nhà nước kiến tạo phát triển”; tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 19 (ngày 19/3/2014) về “cải thiện môi trường kinh doanh”, đưa nhanh các đạo luật mới ban hành trong năm 2014 đi vào cuộc sống như Luật Phá sản, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (sửa đổi), nhằm tạo sinh khí mới cho môi trường đầu tư, kinh doanh trong năm 2015; cần tăng cường thông tin, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hệ thống kinh tế, để các doanh nghiệp có thể lựa chọn và quyết định kinh doanh có hiệu quả.

Yếu tố sống còn

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế, yếu tố quyết định chính là nâng cao năng suất lao động, do vậy nâng cao năng suất lao động là yếu tố “sống còn” đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Theo đó, Chính phủ cần có biện pháp hướng các doanh nghiệp đầu tư phát triển các lĩnh vực thâm dụng khoa học công nghệ, hàm lượng chất xám trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư cho khoa học công nghệ và nâng cao năng lực lựa chọn công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mở rộng các hình thức hợp tác, thu hút mọi sáng kiến khoa học công nghệ trong và ngoài nước, nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, sự phối hợp nhịp nhàng có hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng cần được củng cố và tăng cường trong năm 2015. Chính sách tài khóa trong thời gian tới cần kiên quyết hơn trong mục tiêu giảm bội chi ngân sách, điều chỉnh cơ cấu chi cho phù hợp hơn và kiểm soát chặt chẽ các khoản đầu tư công. Đây là các giải pháp góp phần ổn định các cân đối vĩ mô, hỗ trợ tích cực cho chính sách tiền tệ, nhằm đưa nền kinh tế phát triển bền vững.

Đổi mới tư duy phát triển kinh tế-xã hội, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay không chỉ là yêu cầu cấp thiết để tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, mà còn là sứ mệnh của Đảng tại Đại hội lần thứ XII sắp tới.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN mặc dù còn tiếp tục phải nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo hướng đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đó phải là một thể chế kinh tế có khả năng dung hợp, cho phép và khuyến khích sự tham gia của đại đa số dân chúng vào các hoạt động kinh tế, sử dụng tốt nhất tài năng và trình độ của họ và giúp các cá nhân thực hiện những lựa chọn họ muốn.

Tóm lại, triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2015 và các năm tiếp theo phụ thuộc rất nhiều vào các quyết sách và công tác điều hành vĩ mô của Chính phủ. Đẩy mạnh cải cách thể chế, kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế vẫn phải là giải pháp đột phá và có ý nghĩa quyết định để nền kinh tế đất nước có bước phát triển mới trong năm 2015 và các năm tiếp theo.

Theo PGS. TS Nguyễn Chí Hải

(Trưởng Khoa Kinh tế, ĐH Kinh tế-Luật, ĐHQG TP. HCM)

Chinhphu.v

Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức

Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức

Ảnh minh họa.

TS. Nguyễn Minh Phong

Năm 2015, cùng với quá trình đàm phán, ký kết và triển khai các cam kết hội nhập quốc tế, các DN Việt Nam sẽ đối diện với sự gia tăng áp lực cạnh tranh, yêu cầu cao hơn về năng lực tài chính, cơ chế quản trị, hợp tác… nhưng cơ hội cũng sẽ mở rộng với DN chủ động nắm bắt để vượt lên.

Mặc dù khó khăn còn nhiều nhưng năm 2015, các DN đang và sẽ được hưởng nhiều lợi ích tích lũy được trước đó. Cụ thể là nhờ các cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp trong xây dựng, triển khai và hoàn thiện chính sách; lắng nghe thông tin, phản hồi và kịp thời điều chỉnh chính sách; cắt giảm thuế, lãi suất và điều kiện tín dụng, thời gian thực hiện thủ tục hành chính; tăng cường thông tin định hướng và cải thiện chất lượng dịch vụ công, sự bình đẳng thị trường; thúc đẩy cổ phần hóa DNNN, nới “room” và tăng tự do hóa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật-xã hội; thông qua các Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi, các luật về quản lý thuế; các điều kiện cấp giấy phép lao động; thu nhận được nhiều thành quả trong các quan hệ và chủ động hội nhập quốc tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN ổn định sản xuất và kinh doanh có hiệu quả.

Thực tế cho thấy, các điều kiện sản xuất kinh doanh năm 2015 tốt hơn so với các năm trước cả về nhu cầu thị trường trong nước, nhu cầu thị trường quốc tế, cơ hội tiếp cận vốn vay, lao động, thông tin thị trường và công nghệ, điều kiện hạ tầng giao thông và mặt bằng kinh doanh.

Các chương trình hỗ trợ DN đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả, nhất là Chương trình trợ giúp đào tạo cho DN nhỏ và vừa (DNNVV). Cùng với CPI và giá dầu thấp, tỷ giá và thị trường tài chính ổn định; các chỉ số tín nhiệm quốc gia, niềm tin kinh doanh, niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam được cải thiện, tất cả là tín hiệu đáng mừng cho các DN và người dân.

Về tổng thể, năm 2015 được kỳ vọng về ổn định vĩ mô khá tích cực với mức tăng trưởng GDP cao hơn và lạm phát thấp. Nền kinh tế sẽ có độ mở, tính chất tự do hóa và quốc tế hóa cao hơn. Áp lực và điều kiện cạnh tranh bình đẳng và hợp tác kinh tế đều tăng lên cùng với những kinh nghiệm và năng lực thích ứng mới. Cơ cấu kinh tế sẽ có sự chuyển dịch sâu sắc hơn theo hướng tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ, du lịch, nông nghiệp, thủy, hải sản và tham gia chuỗi cung ứng quốc tế, xuất khẩu tại chỗ.

Các nhóm hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam sẽ đa dạng hơn. Nhóm ngành dệt may, giày dép và gạo có khả năng cạnh tranh nhờ giảm hàng rào thuế quan và mua được nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết với các nước thành viên tham gia FTA với Việt Nam.

Việt Nam vẫn còn những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh nhờ điều kiện tự nhiên và nguồn lao động sẵn có nếu tận dụng tốt cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế…

Các DNVVN còn có thêm cơ hội từ thị trường tài chính gia tăng các dòng vốn ngoại và sự phát triển các quỹ mở; thị trường vàng ổn định; cải thiện quy mô tăng trưởng tín dụng và điều kiện tín dụng. Nợ xấu được kiểm soát và từng bước xử lý linh hoạt, trong mục tiêu bảo đảm ổn định hệ thống và từng bước tiếp cận các chuẩn mực chung thế giới.

Thị trường hàng tiêu dùng sẽ có cải thiện với cơ cấu hàng hóa phong phú hơn, giá rẻ hơn và chất lượng từng bước được cải thiện. Hàng công nghệ thông tin tiếp tục đa dạng hóa và giảm giá nhanh do cạnh tranh và sự phát triển khoa học công nghệ.

Thị trường xuất khẩu lao động sẽ tiếp tục tăng mạnh và là một trọng tâm cải thiện việc làm và an sinh xã hội cho các vùng, đối tượng liên quan. Thị trường bất động sản từng bước hình thành một chu kỳ tăng trưởng mới về quy mô, tốc độ, cân bằng và hiệu quả hơn, với tiêu điểm là phân khúc nhà ở xã hội và các căn hộ chung cư…

Những DN thực sự có chất lượng đã trụ lại được sau những khó khăn vừa qua, nhất là việc DN không chỉ tồn tại qua giai đoạn khó khăn nhất mà còn linh hoạt tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh mới để mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động.

Tuy nhiên, cơ hội là không giống nhau và khó chia đều cho tất cả. Cơ hội sẽ nhiều hơn và hiện thực cao hơn cho những DN chủ động nắm bắt và chuẩn bị tốt hơn những kịch bản, chấp nhận cạnh tranh, vượt qua thách thức nhờ phản ứng linh hoạt với những động thái thị trường và chính sách; biết tập trung vào những dự án có tính khả thi và hiệu quả cao; chủ động các nguồn lực và nguồn nguyên liệu; nắm bắt thông tin, đổi mới thiết bị và công nghệ; tham gia và củng cố vị trí thích ứng trong chuỗi cung ứng  thị trường; đặc biệt, đề cao văn hóa DN, xây dựng cơ chế quản trị tiên tiến, tôn trọng người tài, những giá trị nhân văn và xử lý hài hòa các lợi ích theo yêu cầu phát triển bền vững...

Theo TS Nguyễn Minh Phong

Chinhphu.vn

Vẫn có những cản lực cho sự phát triển của kinh tế tư nhân!

Vẫn có những cản lực cho sự phát triển của kinh tế tư nhân!

chuyên gia Phạm Chi Lan

 “Không thể phát triển mãi theo kiểu 63 tỉnh thành là 63 nền kinh tế nhỏ trong một nền kinh tế to. Về dài hạn chúng ta phải tạo môi trường kinh doanh tốt hơn, môi trường hiện nay vẫn cản trở sự phát triển của kinh tế tư nhân. Nếu cứ như thế này thì kinh tế tư nhân không vượt lên được và nền kinh tế cũng không phát triển được.”

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết khi nói về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam tại Hội thảo Hội nhập kinh tế thế giới giai đoạn mới do GIBC tổ chức gần đây tại TP.HCM.

Nguồn lực lao động Việt Nam đang có vấn đề

Bà Lan đã đưa ra nhận định về các hạn chế của nền kinh tế, một trong số đó là vấn đề cạnh tranh về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta vẫn còn là vấn đề lớn.

Về cấu trúc lực lượng lao động của Việt Nam theo kỹ năng từ năm 2006 đến 2012 gần như không thay đổi là bao. Về cơ bản số lao động không có kỹ năng trong tổng số lực lượng lao động Việt Nam là rất cao.

Điều này khá rõ bởi vì Việt Nam vẫn là nước tuy lực lượng lao động đông nhưng 48% vẫn là trong nông nghiệp. Mặc dù một năm vẫn có chương trình đào tạo cả triệu lao động trong nông nghiệp nhưng thực tế đào tạo xong nhưng không tìm được công việc phù hợp.

“Nếu nói con người là tất cả thì nguồn lực lao động Việt Nam đang có vấn đề và cản trở năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.”, bà Lan đánh giá.

Nói về các  yếu tố để nền kinh tế thành công, theo OCD có 5 yếu tố cần thiết để nền kinh tế thành công và Việt Nam đang thiếu và yếu ở những yếu tố này.

Thứ nhất là khai thác cơ hội toàn cầu thì Việt Nam là khá về tốc độ sau năm 2007 (sau khi tham gia WTO).

Thứ hai là bảo đảm ổn định vĩ mô thì Việt Nam là mất ổn định vĩ mô sau khi tham gia WTO.

Thứ ba là tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao. Chúng ta có một số doanh nghiệp kể cả nhà nước và tư nhân to về quy mô, lớn nhưng không mạnh, không cạnh tranh mạnh. Điều hành kinh tế vĩ mô còn nhiều bất cập , cải cách cơ cấu chậm, khu vực tài chính ngân hàng yếu…

Về dài hạn chúng ta vẫn cần xác định lại vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, khắc phục những trở ngại về cơ cấu, các vấn đề đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, khu vực ngân hàng là ba lĩnh vực tái cơ cấu kinh tế nhà nước đang tập trung thì vấn đề cơ cấu lại các ngành kinh tế, các vùng phát triển ra sao cũng là vấn đề lớn của nền kinh tế Việt Nam.

“Không thể phát triển mãi theo kiểu 63 tỉnh thành là 63 nền kinh tế nhỏ trong một nền kinh tế to. Không thể phát triển chồng chéo, tỉnh nào cũng có đại học, có biển phải có cảng, sân bay…

Về dài hạn chúng ta phải tạo môi trường kinh doanh tốt hơn, môi trường hiện nay vẫn cản trở sự phát triển của kinh tế tư nhân. Nếu cứ như thế này thì kinh tế tư nhân không vượt lên được và nền kinh tế cũng không phát triển được.”chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định.

Yếu tố thứ tư là năng suất lao động Việt Nam thấp, năng lực cạnh tranh cũng thấp và còn suy giảm trong những năm gần đây trong tương quan so với các nước khác.

Cuối cùng, thứ năm là nguồn cung hạn chế về kỹ năng kỹ thuật của kinh tế thị trường, muốn có nền kinh  tế thị trường nhưng chưa đủ kỹ năng kỹ thuật đó. Vận hành nền kinh tế vẫn theo kiểu kế hoạch hóa tập trung rất nhiều. Một mô hình kinh tế nửa thị trường nửa không thị trường thì không thể nào đưa nền kinh tế đi lên được và đặt doanh nghiệp ở thế lúng túng.

Chất lượng thể chế chúng ta thấp, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến kinh doanh. Chúng ta cần cải thiện về quyền bảo vệ tự do kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp. Chúng ta có luật đầu tư rồi nhưng xem tới đây thực hiện như thế nào bởi chúng ta cũng từng có luật tốt nhưng khi thực hiện lại rơi vãi hết.

Cần giảm rủi ro, tăng mức độ an toàn pháp lý, giảm chi phí tuân thủ, mở rộng cơ hội và khuyến khích sáng tạo kinh doanh. Giảm rủi ro, tăng ổn định thương mại, giảm chi phí giao dịch thị trường; tạo lập và mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của các loại thị trường.

Tăng cường kỷ luật thị trường, kỷ luật ngân sách chặt chẽ, tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình. Chính khu vực nhà nước, kể cả doanh nghiệp nhà nước là khu vực vi phạm kỷ luật nhiều nhất thế thì còn thổi còi được ai, làm sao vận hành được nền kinh tế thị trường nếu như không tuân thủ được những yêu cầu cần có của nó.

Vậy chúng ta sẽ hành xử như thế nào?

“Về hội nhập thì chúng ta rất hăng hái trong hội nhập. Chúng ta sẽ có FTA với khoảng 55 quốc gia khác nhau sau khi hoàn tất các đàm phán, trong đó riêng với EU là 28 nước. Vậy chúng ta sẽ hành xử như thế nào, cạnh trạnh như thế nào?”, bà Lan đặt vấn đề.

Theo đó chuyên gia này cho rằng Việt Nam phải nắm bắt xu hướng lớn toàn cầu. Đầu tiên là phải cố gắng giành lấy thị phần lớn hơn trong các dòng chảy. Ở đây các dòng chảy không chỉ về vốn về nhân lực, đầu tư, công  nghệ… làm sao để khai thác được các dòng chảy chứ không chỉ đơn thuần là thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam nói đến đầu tư nước ngoài là chỉ nghĩ đến tiêu chí vốn.

Thứ hai là cưỡi những làn sóng đô thị hóa. Cũng như ở các nước khác làn sóng đô thị hóa ở Việt Nam cũng sẽ rất mạnh trong thời gian tới. Đô thị hóa sẽ là xu hướng lớn, động lực lớn cho Asean đi lên. Chúng ta tham gia Asean sẽ có cơ hội ở đấy nhưng liệu cơ hội có nắm được không và ngay cả cơ hội ở Việt Nam cũng cần nắm bắt tốt hay sẽ tạo cơ hội cho nước ngoài.

Thứ ba là khai thác công nghệ mới, trong đó có 5 lĩnh vực công nghệ lớn là mobile internet, big data, internet của các vật dụng, tự động hóa của những công việc tri thức và điện toán đám mây.

Ngoài ra, Việt Nam rất cần nâng cao lợi thế của mình trong khu vực; tham gia các cụm công nghiệp mới; khai thác tiềm năng lớn về nông nghiệp…

“Cơ hội có cho một loạt các nước trong đó có Việt Nam vấn đề là chúng ta định vị mình như thế nào trong nhóm cơ hội này hay là chúng ta chấp nhận cạnh tranh chủ yếu với Lào, Campuchia và Myanmar?”, bà Lan cho biết.


Ngày cập nhật 2015/04/24 Tác giả: nhadatphucankhang





Hỗ trợ trực tuyến

 

0835570473 - Họa sĩ Minh Tâm vẽ tranh Phong Thủy và Tôn Giáo

---

0938168807 (Marina)

Hình Ảnh Dự Án

Liên Kết Website

BACK TO TOP