Nhiều báo quốc tế viết về sự ra đi của ông Nguyễn Bá Thanh

Báo chí nước ngoài dành nhiều lời ca ngợi về những thành tích của ông Nguyễn Bá Thanh và chia sẻ với sự tiếc thương của người dân Việt Nam khi ông qua đời. 

IMG-0973-9870-1413716657.jpg

Ông Nguyễn Bá Thanh luôn được người dân Đà Nẵng tin yêu, gửi gắm nguyện vọng. Ảnh: Nguyễn Đông.

Hãng thông tấn Pháp AFP đăng bài viết có tựa đề "Quan chức đảng Cộng sản Việt Nam được yêu mến qua đời". 

Mô tả ông Thanh là "một nhân vật cấp cao có được sự mến mộ rộng rãi" trong dân chúng, hãng này cho hay quan chức 62 tuổi từng là một lãnh đạo có công dẹp bỏ vấn nạn tham nhũng và quan liêu, cải cách thành phố biển Đà Nẵng thành một trung tâm du lịch và đầu tư.

"Ông là một nhân vật lớn, nổi tiếng trong giới đầu tư nước ngoài lẫn những người bán hàng rong", hãng viết.  

Nhiều báo nước ngoài, trong đó có Asiaone và Bangkok Post, dẫn lại tin trên và mô tả cảnh hàng trăm người dân tập trung bên ngoài nhà riêng của ông Thanh ở Đà Nẵng để bày tỏ sự tiếc thương đến người đã dẫn dắt thành phố từ năm 1997 đến 2013. Nhiều nhà bình luận ca ngợi ông vì những gì ông đã làm cho người nghèo và xem đây là một nhà lãnh đạo kiểu mẫu. 

"Đất nước đã mất đi một vị lãnh đạo tài năng với trái tim nồng ấm",Bangkok Post dẫn bình luận của một độc giả trong một bài viết trênVnExpress.

MSN News dẫn lời ông Jonathan London, chuyên gia về Việt Nam tại đại học ở Hong Kong, cho rằng ông Thanh "có một kỷ lục lớn về các thử nghiệm và thành tích". 

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS giới thiệu ông Thanh là "một chính trị gia Việt Nam nổi bật và được ngưỡng mộ rộng rãi". Ông vào Đảng năm 27 tuổi, sau đó trở thành Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trước khi làm Trưởng ban Nội chính kiêm phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

"Tầm vóc của ông được xây dựng dựa trên sự lãnh đạo năng động và quyết đoán với thành phố Đà Nẵng đang phát triển nhanh chóng và thân thiện với nhà đầu tư", CSIS nhận định. "Sự ra đi của ông là một mất mát lớn với Việt Nam. Ảnh hưởng của ông Thanh đã vượt xa tầm cỡ của người đứng đầu một chính quyền thành phố".

BBC đăng tải bài viết "Nguyễn Bá Thanh sẽ được nhớ mãi" của tác giả Jonathan London. 

"Trong số những phẩm chất đáng chú ý nhất của Nguyễn Bá Thanh là khả năng có những cuộc nói chuyện rất dài, đôi lúc kéo dài tới ba giờ đồng hồ nhưng thật tự nhiên, có sức thuyết phục, và tính vui tươi, hài hước của ông đã làm cho những diễn văn và các tuyên bố của ông trở nên ngoạn mục", ông London viết. "Nguyễn Bá Thanh sẽ được nhớ đến rộng rãi, khắp nơi trên toàn Việt Nam."

Anh Ngọc

Chuyện ông Bá Thanh đòi đất cho dân từ tay quan tham

- Ông Bá Thanh gọi phó chánh thanh tra Đà Nẵng lấy đất của dân đến làm việc và yêu cầu: Nếu anh không muốn lên trại tạm giam Hòa Sơn ở thì hãy trả lại đất cho dân ngay!

Từ những buổi đầu gặp nhau ở nông trường chè, cho đến hội ngộ ở Đà Nẵng sau chia tách tỉnh Quảng Nam và ông Bá Thanh lên làm Chủ tịch TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Quang Nga trong 3 nhiệm kỳ làm đại biểu HĐND TP đã có không ít trải nghiệm với vị lãnh đạo TP bộc trực, nói thẳng, dám làm, dám chịu và không sợ mất lòng.

Thậm chí ở những kỳ họp HĐND, cử tri còn ví hai ông như "nước với lửa", không phải vì sự đối lập giá trị mà vì cách quyết liệt đi đến cùng vấn đề theo vị trí khác nhau của mỗi người, vì lợi ích của người dân, nhất là dân nghèo, yếu thế.

Tháng 7/2010, một gia đình thương binh bị dính vào giải tỏa đền bù mở rộng đường Núi Thành. Do hoàn cảnh khốn khó, anh chồng thương binh đi phụ xe đường dài, cô vợ ở nhà mưu sinh với quán gội đầu để nuôi người mẹ già ung thư nằm một chỗ, 2 con tuổi ăn tuổi học.

Ông Bá Thanh chọn cách đến tận cơ sở để mắt thấy, tai nghe

 

Ngôi nhà của hai vợ chồng có diện tích 55 m2, khi mở rộng đường phải giải tỏa 25 m2 chỉ còn 30 m2 nên được UBND TP ĐN bố trí một lô đất 100 m2 ở khu dân cư Hòa Cường.

Nhưng lô đất tái định cư này bị một số cán bộ đền bù địa phương ém nhẹm và bán lại cho một phó chánh thanh tra TP. Mãi đến 2005 gia đình thương binh vẫn không hay biết có đất tái định cư.

Sau đó họ phát hiện ra mình bị mất đất và làm đơn khiếu nại qua các kênh. Ông Nga nhận đơn của cử tri liền đi tìm hiểu và nắm được thông tin lô đất đã bị bán cho một phó chánh thanh tra TP.

Ngay tại cuộc họp HĐND TP Đà Nẵng, ông Nga đưa vấn đề ra chất vấn việc cán bộ lấy đất tái định cư của dân. Tại cuộc chấn vấn, ông bá Thanh không vừa khi đề nghị tố cáo phải nói cụ thể, chỉ đích danh, không chỉ chung chung. 

Ông Nga nhớ lúc đó đã chỉ thẳng cán bộ lấy đất của dân chính là người ngồi sát ông Thanh lúc đó.

"Nghe tui nói vậy ông Bá Thanh có chút tự ái và đỏ mặt. Nhưng liền sau đó lệnh cho cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện thông tin phó chánh thanh tra lấy đất của dân là có thực" - ông Nga kể.

Chưa đầy 1 tuần sau khi đã có kết luận, ông Bá Thanh gọi phó chánh thanh tra lấy đất của dân đến làm việc và yêu cầu: “Nếu anh không muốn lên trại tạm giam Hòa Sơn ở thì hãy trả lại đất cho dân ngay!”

Lô đất đó ngay lập tức được trả cho gia đình thương binh với thương lượng trả bằng tiền ngang với giá thị trường thời điểm đó với giá 700 triệu đồng.

“Tính cách ông Bá Thanh là vậy. Nếu thấy đúng thì xử lý ngay, không có kiểu nghe để xem xét” - ông Nga nói. 

Không ít vụ giải quyết đơn thư khiếu nại của dân nghèo quyết liệt đến cùng như vậy.

Năm 2005 có một qui hoạch nuôi tôm 7 ha của một số cán bộ tại phường Phước Mỹ quận Sơn Trà đã được phê duyệt, đã có 5 chữ ký của giám đốc các sở ban ngành và trình lên Chủ tịch TP ký. Đây là dự án không đúng qui hoạch ảnh hưởng đến 300 hộ nông dân và phát hiện nhiều sai phạm.

Ông Nga sau kiểm chứng đã gửi văn bản lên ông Bá Thanh và các cơ quan chức năng chất vấn, kiến nghị. Chỉ mấy ngày sau khi xác thực thông tin, ông Bá Thanh chỉ đạo cho hủy ngay dự án nuôi tôm khiến nhiều giám đốc tức tối.

Một hộ nông dân nhà bị giải tỏa cho dự án ven biển vào năm 2007 nhưng không được bố trí tái định cư. Hơn 1 năm trời đi khiếu nại, khi ông Bá Thanh nhận được đơn cho kiểm tra và ngay sau đó bố trí đất tái định cư ngay cho họ dân này.

Ông Nguyễn Văn Lắm nhà ở Hòa Cường bảo có ông Bá Thanh bà con dân nghèo được nhờ, nhiều vấn đề bức xúc phản ánh đều được ông lắng nghe và cho xử lý ngay.

Bộc trực kiểu Bá Thanh

Bộc trực, không sợ mất lòng, ông Bá Thanh đến giờ vẫn làm nhiều đại biểu tham dự cuộc họp HĐND vào giữa năm 2007 nhớ như in buổi chất vấn “nóng “ với nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường.

Hàng loạt vụ như ô nhiễm tại nhà máy xi măng Hòa Vân khiến dân la trời nhiều năm chưa được khắc phục. Hay 100 hộ dân nằm sát bờ rào của nhà máy thép và sản xuất giấy ở phía tây khu công nghiệp Hòa Khánh không chịu nổi ô nhiễm đã gửi đơn kiến nghị nhưng các cơ quan chức năng không giải quyết.

Toàn bộ hồ sơ chứng cứ ô nhiễm môi trường được thu thập đầy đủ gửi đến phiên chất vấn. Lúc đó ông Bá Thanh chủ trì phiên chất vấn đã hỏi Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Nguyễn Điểu: “Cái nhà máy giấy, nhà máy sắt ở chỗ mô ông Điểu hè?”. Ông Điểu lúng túng không trả lời.

Ông Bá Thanh lại dồn: "Anh Điểu là Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường mà không rành cơ sở. Trong khi đó một ông nông dân mà lại biết cụ thể chỗ mô ô nhiễm và ô nhiễm do đâu mới lạ". Vừa dồn ông lại hỏi: "Hay các ông đã nhận phong bì mà không xử lý cho dân nhờ?".

Nhiều cán bộ lãnh đạo một thời công tác với ông Bá Thanh nhớ mãi cái tính cách khác người, ăn nói bộc trực thẳng tưng, tranh cãi nảy lửa, làm đến cùng của người Quảng Nam mà ông Bá Thanh là một điển hình.

Vũ Trung

Tiếp: Nốt trầm

Nguyễn Bá Thanh: Chân dung một lãnh đạo "khổ" nhất và "sướng" nhất

 

"Có lẽ anh Bá Thanh là một trong những người "khổ" và "sướng" nhất trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam".


Mới đây, Tòa soạn Báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được bức thư của một độc giả nữ, thư ký tên L.H, với những tâm sự chất chứa về một người mà bà luôn coi là một người anh lớn trong cuộc đời: ông Nguyễn Bá Thanh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, tân Trưởng ban Nội chính Trung Ương.

Tòa soạn xin đăng tải nguyên văn bức thư này.


Tuổi thơ gian khó

 

Anh Nguyễn Bá Thanh mồ côi cha từ rất sớm. Ba anh mất trong một cuộc chống càn của quân đội Mỹ. Đến giờ, nhiều người vẫn nhắc về tấm gương hy sinh của ông: Anh dũng chống trả quyết liệt và hy sinh khi không còn một viên đạn. Ông đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng. Ba anh khi đó đã là Tỉnh ủy viên và ông cũng chỉ có mong ước con sẽ tiếp tục sự nghiệp của mình. Khi ông mất, Bình, cậu em kế anh Thanh mới tròn 4 tuổi, chưa biết gì nhiều. Còn anh Thanh thì khi đó đang học ở ngoài Bắc ở trường Học sinh Miền Nam.

 

Xách ba lô ra Bắc học tập, anh Bá Thanh không ngờ mình lại ở ngoài Bắc lâu đến vậy. Tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, trở về Đà Nẵng, sau một thời gian làm tại Sở Nông lâm, anh Thanh nhận công tác tại một trong những nông trường xa xôi và khó khăn nhất cả nước. Khổ cực trăm bề, má anh chỉ nhắc anh một câu: “Hãy ráng lên, con ạ!”.

Câu nói bình dị đó đã đi theo anh Thanh, vượt qua được muôn vàn những thử thách cam go của cuộc sống. Cũng chính cuộc đời của người vợ liệt sĩ đó đã là tấm gương sáng rõ nhất cho cậu con trai của mình.


Người của công chúng

Tôi và anh Thanh gặp nhau lần đầu, trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: mẹ anh đang ốm thập tử nhất sinh tại bệnh viện. Anh nói với tôi: “Anh chỉ có một nguyện vọng duy nhất, cứu mẹ anh sống thêm". Nhưng phải nói rằng, khuôn mặt thô ráp và thân hình to lớn như gấu của anh khiến tôi hơi e ngại. 

 

Ông Nguyễn Bá Thanh trên nghị trường

 


Sau đó vài tuần, tôi có dịp vào Đà Nẵng để tổ chức tuần trăng mật của con một gia đình người bạn thân. Trong lúc đi taxi, ngồi quán nước, hoặc đi chợ, nghe người dân kháo nhau… tôi mới hiểu rõ hơn về anh. Hoá ra anh là người của công chúng theo đúng nghĩa của từ này: Nhân dân thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, họ yêu và quý anh biết bao. Đừng hòng ai bắt dân Đà Nẵng nói xấu được “vị chỉ huy” của họ. 

Những dịp anh phát biểu tại Hội đồng Nhân dân đều được truyền hình trực tiếp và mọi người đều tạm gác công việc lại để nghe anh nói. Số điện thoại của anh được công khai cho mọi người dân để họ có thể gọi điện trực tiếp cho anh. Khi nhận được thông tin nào đáng lưu ý, anh bèn đóng giả làm dân thường đi xuống tận nơi, ngồi ăn uống tại quán như một người khách để nghe cụ thể xem những khiếu nại đó có đúng không?

Cán bộ của anh rất liêm chính bởi anh rất nghiêm. Khi giao những vị trí nhạy cảm cho các cán bộ trẻ, anh nói ngay: Muốn có tiền ngay thì tham nhũng và đòi tiền của dân, nhưng sẽ không bền. Nếu làm việc trong sạch thì sẽ nghèo, nhưng, sau một thời gian sẽ được giao những vị trí then chốt và tiến lên nữa… tuỳ chọn. Và hầu hết các nhân viên trẻ, có năng lực của thành phố này đều chọn con đường thứ hai.

Thời gian hoàn thành các thủ tục hành chính ở Đà Nẵng rất nhanh. Từ khi bạn mua đất hoặc nhà đến khi cầm trong tay sổ đỏ chỉ mất không quá 1 tháng. Trong khi ở rất nhiều địa phương khác thường là vô định… vì không ai có thể dám quả quyết rằng trong bao lâu mới xong. Nhà tôi ở khu Trung Hoà Nhân Chính - Hà Nội. Tôi mua đất năm 2001, xây nhà năm 2005, về đây ở năm 2006, vậy mà từ đó đến nay sổ đỏ vẫn chưa có. Có cán bộ nói với tôi, muốn có nhanh, phải lo chuẩn bị “phong bì”…  


Còn ở Đà Nẵng? Tôi nhớ một kỷ niệm gắn liền với anh Thanh. Trong một lần gặp mặt, tôi trót phàn nàn một câu về tiến độ giấy phép xây dựng của bạn tôi trước mặt anh Thanh. Anh lập tức rút điện thoại ra nói mát mẻ với cậu phụ trách: "Vừa mới lên được là thành phố hàng đầu về thủ tục thông thoáng, nhanh chóng cho các nhà đầu tư, giờ lại muốn quay xuống à?". Một lúc sau cậu ta gọi ngay cho tôi xin lỗi rồi nói: Lần sau chị cứ gọi thẳng cho em nhé, đừng gọi cho sếp, kẻo bọn em lại bị phê bình đấy.

Anh Thanh giải quyết việc rất nhanh và quyết liệt như vậy. 


Còn nhớ, trong lần đầu vào Đà Nẵng, tôi nhờ anh dẫn đến thăm đền thờ vị anh hùng Thoại Ngọc Hầu, người có công chủ trương, xây nên kênh Vĩnh Tế, hoạch định biên giới Việt Miên nhưng phải chịu bao oan trái ngay cả sau khi đã qua đời. Ngôi đền nằm ở ven bờ sông Hàn. 


Tại đây, anh nói dự định mời “Thần đèn” Cẩm Luỹ đến để nâng ngôi đền lên vì sau hàng trăm năm, ngôi đền ở vị trí thấp so với xung quanh, tường đã ải và ngấm nước, tôi gợi ý: “Sao anh không xây lại cho đẹp hẳn? Ông Thoại – có công với đất nước biết bao”. Anh suy nghĩ một lúc rồi gật đầu cương quyết. Và chỉ một thời gian ngắn sau đó, thành phố Đà Nẵng đã có thêm một ngôi đền khang trang, đẹp đẽ để tưởng nhớ vị anh hùng ngay tại quê hương. 


Tôi cảm phục anh lắm, vì anh dám quyết, dám làm, quyết nhanh và làm cũng nhanh. Khi họp tổ dân phố, những người sống quanh đền đều tự nguyện ra đi để mở rộng sân đền, có chỗ chơi cho trẻ em quanh đấy. Tất nhiên cũng bởi vì chính sách đền bù của thành phố thoả đáng. Thời gian ngắn sau đó, tôi vào thăm lại Đà Nẵng, con đường đất trước mặt ngôi đền cũng đã được trải nhựa rất đẹp, mang tên Hà Thị Thân.


Những quyết sách gây tranh cãi...

Nhiều việc làm, quyết sách của anh gây không ít tranh cãi, cũng vì quá tiên phong và không giống ai: Nào là khởi đầu phong trào cấm đối tượng lang thang cơ nhỡ ăn xin, ăn mày trong thành phố, cấm đeo bám khách du lịch, quay camera CSGT, tăng lương cho CSGT, thưởng cho người báo tin… toàn những việc, với nhiều người là rất lạ đời. 

Trong nhiều lần giải phóng mặt bằng tại thành phố, anh đều trực tiếp có mặt và đứng ở ngay hàng đầu, mặc bộ quần áo công nhân, trực tiếp điều đình với những người phản đối. Anh chẳng nề hà chuyện gì. Bởi vậy, dân rất nể và sợ cái uy, những hành động quyết liệt của anh. Nhưng theo tôi biết, chẳng phải ai cũng thích những sự “ làm tới” của anh đâu. Nhưng một điều không thể phủ nhận, người dân tại nhiều tỉnh thích địa phương mình cũng có một ông lãnh đạo giỏi và quyết liệt như vậy… Để khỏi bụi, khỏi kẹt xe, khỏi khổ về nạn giấy tờ, nhũng nhiễu… 

Nhưng bảo anh làm khác đi, cũng giống như mọi người, cũng mềm mỏng, cũng tròn trịa, hợp thời… chắc còn khó hơn bắt anh xông lên hàng đầu trong cuộc chiến. Anh bảo: "Trong trận đá bóng, 11 anh, ai cũng thích làm hậu vệ, cứ đợi nhau, cứ chặn và vờn bóng thì còn gì là trận đấu? Phải có anh xông lên, sút bóng thì mới ra bàn thắng chứ". Và anh chắc chắn vào cái chân trung phong đó rồi. 

Cũng nhiều người nói: Đội bóng đá Đà Nẵng luôn gắn liền liền với hình ảnh anh Nguyễn Bá Thanh. Anh chẳng bỏ trận nào của “đội nhà”, kể cả đang họp ở Hà Nội, nếu tranh thủ được, anh cũng bay về để ủng hộ. Thắng thua gì, khi kết thúc trận, anh cũng xuống sân rút kinh nghiệm cùng cả đội. Bởi vậy đội bóng đá Đà Nẵng có thêm một huấn luyện viên danh dự Bá Thanh. 

Nói rằng anh là vị cán bộ sướng nhất cũng đúng. 


Vì làm được nhiều việc nên anh được bà con quý mến lắm. Sau này khi đã trở nên thân thiết, mỗi lần tôi vào Đà Nẵng hoặc anh ra Hà Nội họp, chúng tôi thường ngồi ăn uống nói chuyện. 


Chúng tôi tâm sự về tương lai phát triển của Đà Nẵng, về những cây cầu, những con đường, những kế hoạch triển khai cho tàu điện ngầm, về những lần thi bắn pháo hoa tưng bừng… Chúng tôi cùng anh chia sẻ những ước mơ về một thành phố Đà Nẵng tương lai – thành phố đáng sống nhất của Việt Nam… Rồi chúng tôi bàn về đất nước, về sự phát triển của nông nghiệp - lĩnh vực đúng chuyên môn của anh, về việc cần người điều hành để thúc đẩy mạnh mẽ hơn, về những kế sách để giúp nông nghiệp Việt Nam phát triển, để “cứu” Hà Nội khỏi kẹt xe… Tôi phục anh lắm, anh luôn nghĩ ra những kế rất hay mà khó ai nghĩ  tới… 

Không ít lần, khi ra trả tiền cho bữa ăn, chúng tôi nhận được một mảnh giấy có ghi những dòng chữ như:


“Xin cho phép tôi được mời anh Bá Thanh bữa cơm này, tôi tuy ở Hà Nội nhưng là dân gốc Đà Nẵng. Anh đã làm được nhiều việc cho thành phố quê hương lắm. Xin cảm ơn anh.”


“Anh Thanh ơi, tuy không quen anh nhưng đã được nghe anh nói rất nhiều trên vô tuyến. Cảm ơn anh, một con người dũng cảm. Xin được mời anh bữa ăn này - một người bạn không quen biết”.


Họ là ai? Là người Hà Nội, Đà Nẵng hay là một người Việt Nam nào đó đã từng đi qua Đà Nẵng và cảm phục sự đổi thay thần kỳ của thành phố này cũng như vai trò của vị "nhạc trưởng" Bá Thanh? Tôi biết những lúc như vậy anh cũng vui lắm.


Dịp cuối năm vừa qua, tôi rẽ qua Đà Nẵng một ngày để bàn bạc việc tổ chức đưa lô thuốc viện trợ từ Mỹ về cho các bệnh nhân nghèo tại các tỉnh miền Trung. Không ngờ cái việc nghe rất đơn giản đó lại vấp phải những rào cản vô hình từ nhiều cấp. May quá, có Bệnh viện Đà Nẵng và anh gật đầu nhận giúp. Thế là lô thuốc viện trợ trị giá 14 triệu USD mới tìm được đường về Việt Nam.

Cũng thời điểm này, tôi lại nghe được tin anh sắp ra Hà Nội giúp dân, giúp Đảng. 


Cô con nuôi Nguyễn Thị Huyền - Hoa hậu Việt Nam, người hàng năm vẫn làm show Lung linh sắc Việt tại Đà Nẵng để gây quỹ cho bệnh nhân nghèo tại đây, reo lên một cách rất thực thà: “Hoan hô, bác Thanh – thần tượng mà con ngưỡng mộ bấy lâu nay sắp ra Hà Nội rồi”. 


Chắc nhiều người dân Việt Nam cùng có chung niềm vui và hy vọng như vậy. Tôi nhắn tin cho anh: "Tối nay em sẽ mang hoa tới chúc mừng!". Nhưng khi ra đến chợ, tôi đã chuyển sang mua hoa và quả để thắp hương cho mẹ anh. Bởi, tôi hiểu, chính bà là động lực giúp con mình thành công như ngày hôm nay. 

Khi tôi tới, anh Nguyễn Bá Thanh đang ngồi một mình. Vui buồn, thắng thua người đàn ông này đều vậy, lặng lẽ ngồi hút thuốc. Tôi tới, cắm hoa vào bình trên ban thờ, thắp nhang cho bà, rồi yên lặng ngồi xuống bên anh. Người anh kiệm lời nhìn tôi, chúng tôi lặng lẽ hồi tưởng lại cả quãng thời gian vất vả vừa qua, những oan trái, những vùi dập, những cố gắng, những sẻ chia và biết bao thách thức phía trước… Chúng tôi chia tay và lần đầu tiên hai anh em ôm nhau vì những xúc động trào dâng.

Lúc tôi về, ra đến cổng, trời đã tối muộn, tôi vẫn thấy có hai người dân chờ đợi để vào xin gặp anh. Hóa ra hôm nay theo lịch – vẫn là ngày anh tiếp dân tại nhà vào buổi tối (tất cả các ngày trừ thứ bảy, Chủ nhật), người công bộc của dân lại lắng nghe để thấu hiểu và giải quyết thật nhanh những thắc mắc của người dân.

Chính anh đã là đầu tàu, kéo mọi người về với Đà Nẵng, đóng góp hết sức mình cho sự đổi thay kỳ diệu của mảnh đất này. Tôi nhắc mình phải tiến hành khẩn trương hơn cho việc vận chuyển gói hàng viện trợ trang thiết bị cho Bệnh viện Ung bướu. Bệnh viện này là tâm huyết do anh khởi xướng, dự kiến sẽ mở cửa chữa bệnh miễn phí cho dân nghèo toàn bộ khu vực miền trung vào tháng giêng này. Tôi biết, anh rất tự hào về công việc này.

Về đến khách sạn rồi, tôi vẫn chưa hiểu nổi sự lạ lùng của cuộc đời, tôi gọi điện thoại hỏi lại anh: "Điều gì đã đưa em vào tận mảnh đất Đà Nẵng này để làm em của anh thế nhỉ?". Anh đáp rất giản dị: "Đó là duyên phận cuộc đời em ạ!". Nhưng tôi hiểu, chính anh là thỏi nam châm đã hút được sự trợ giúp của những người như tôi đến với mảnh đất miền Trung này, cũng như những công việc vì dân mà anh đang và sẽ làm.

Hẹn gặp anh ở Hà Nội nhé! Ra đấy lạnh chứ không ấm áp như ở đây đâu! 

 

Hà Nội 1/1/2012

 

 

Những  ý kiến thật lòng về Bá Thanh

 

Vĩnh biệt ông Nguyễn Bá Thanh: Đời người đâu phải như gió qua!

Ông Nguyễn Bá Thanh đã qua đời. Nhạc sĩ họ Trịnh từng thở nhẹ triết lý “đời người như gió qua”. Nhưng với vị Trưởng Ban Nội chính Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng ấy, ngẫm lại đời người không như gió qua!
 

Con người tướng tá “như vâm”, phát biểu không nhìn văn tự, nói thì tưng tửng đúng kiểu Quảng - Đà mà nói tới đâu là “bắt đúng mạch, rà trúng đài”, dân nghe thấy “đã” tới đó, làm thì nhiều việc giải quyết “cái roẹt” ngay ấy... sẽ còn sống mãi trong lòng người dân Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Bá Thanh Thanh thăm hỏi sức khỏe các cán bộ cách mạng lão thành của Đà Nẵng

Ông Nguyễn Bá Thanh Thanh thăm hỏi sức khỏe các cán bộ cách mạng lão thành của Đà Nẵng

Nhiều việc giải quyết “cái roẹt”!

Chuyện ông Thanh Đà Nẵng - cái tên người ta vẫn gọi khi nói tới ông Nguyễn Bá Thanh - nói một lần khó hết. Có những câu chuyện “nho nhỏ” thôi nhưng cứ khiến người dân nhớ mãi.

Ông Thanh thăm đường hoa xuân Đà Nẵng trong dịp Tết Quý Tỵ 2013

Ông Thanh thăm đường hoa xuân Đà Nẵng trong dịp Tết Quý Tỵ 2013

Cách đây không lâu, chủ nhiệm một cơ sở dạy nghề thêu cho trẻ khuyết tật ở Sơn Trà, Đà Nẵng “bật mí” chữ Thanh trong tên cơ sở chính là cách mà chị nhắc nhở “ơn nghĩa” của ông Thanh với cơ sở. Năm này tháng nọ “trần ai” xin mở cơ sở không được, chị “đánh liều” tới gặp ông Thanh đề xuất ý tưởng, “rứa là ảnh duyệt ngay”. “Vì cô hỏi cái tên cơ sở có ý nghĩa gì thì tôi mới nói cô nghe. Chứ ảnh không có muốn chúng tôi kể lể chuyện ơn nghĩa của ảnh với cơ sở như vậy đâu” - chị nói.

Hay như cái lần có cô giáo  ở Đà Nẵng chuyển tôi gửi về Dân trí một bài viết về ông Thanh. Cô nói: “Cô gửi em bài này, em nói cô nịnh lãnh đạo cô cũng chịu mang tiếng. Nhưng cô phải viết ra, không phải để cảm ơn ổng không, mà là nói cái mong muốn làm sao có được nhiều ông “quan” như ông Thanh”.

Bài viết “Món quà niềm tin ngày khai giảng” của cô giáo Phạm Thị Phong đăng trên Dân trí viết: “Tôi sững người, không tin nổi vào tai mình. Trời ơi, tôi – một cô giáo bình thường ở một trường phổ thông bình thường, mà cũng được thành phố hỗ trợ cho số tiền không nhỏ là ba mươi triệu đồng để mua máy quay phim phục vụ việc hướng dẫn học sinh làm phim ư?”  khi nghe điện thoại từ Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố gọi cô đến nhận máy quay phim.

“Món quà” đến chỉ vài ngày sau khi cô trò gửi một lá đơn xin gửi thẳng nhà ông Thanh với niềm tin của cô học trò nhỏ: “Nhà em ở gần ngay nhà ông Thanh, nên hàng ngày vào lúc sáng sớm hay chập tối em vẫn thấy nhiều người dân đến nhà ông để xin giải quyết kiến nghị mà. Họ thường vẫn được ông tiếp đón và “giải quyết cái một” đấy cô”

Từ những việc nho nhỏ như thế, ông Thanh ghi dấu ấn trong lòng người Đà Nẵng khi ông đương chức “quan lớn” ở Đà thành. Có thể nói không ngoa, nhiều dân Đà Nẵng có thể “nở mày nở mặt” tự hào với “thành phố đáng sống” năng động, thay da đổi thịt, trở mình phát triển từng ngày ở miền Trung này một phần có công ông Thanh. Từ những công trình trọng điểm, cho đến những quyết sách xây dựng văn hóa, văn minh đô thị “bản sắc” Đà Nẵng phấn đấu  “5 không, 3 có”: không hộ đói, không mù chữ, không lang thang xin ăn, không ma túy, không giết người cướp của - có nhà ở, có việc làm, có lối sống văn minh đô thị.

Nói tới đâu “bắt đúng mạch, rà trúng đài” tới đó

Cánh phóng viên báo, đài chúng tôi nhiều lần nói với nhau, làm tin hội họp mà có ông Thanh phát biểu là bài báo sinh động, bạn đọc quan tâm. “Độc” ở chỗ, nhiều khi ông chỉ cầm mảnh giấy con con  gạch ý đầu dòng lên phát biểu hàng giờ liền không nhìn văn tự, mà nói tới đâu là bắt đúng mạch, rà trúng đài. Dân nghe thấy “đã” với cái giọng tưng tửng dân dã đúng kiểu Quảng - Đà của ông.

Ông Thanh phát biểu chủ trì trong một cuộc họp tiếp xúc cử tri ở Đà Nẵng

Ông Thanh phát biểu chủ trì trong một cuộc họp tiếp xúc cử tri ở Đà Nẵng

Ông Thanh trong một chuyến thăm khu dân cư ở Đà Nẵng

Ông Thanh trong một chuyến thăm khu dân cư ở Đà Nẵng


 

Tại Hội nghị về xây dựng cơ bản hồi tháng 1/2013 ở Đà Nẵng, lĩnh vực mà ông Thanh cho là “tham nhũng nặng nề nhất”, ông Thanh “bắt mạch” đúng bệnh: “Ông móc nối với nhà thầu thi công rồi rủ nhau lấy tiền của Nhà nước ra tiêu. Nâng khống khối lượng, nói láo số lượng. Ít thì nói lên cho nhiều…Mấy con đường làm xong chưa được mấy bữa đã hỏng có lỗi của mấy ông giám sát thi công “ăn” vô rồi nhắm mắt làm ngơ…”. Rồi ông rút ruột rút gan “tiêm thuốc đề kháng” tham nhũng: “Tôi không mong muốn phải xử lý ai, nhưng có sai phạm thì tôi phải xử lý. Lúc đó có quen biết nhau thì cũng chịu. Đó là công vụ. Tôi tin ai cũng biết sợ luật pháp thì không xảy ra tiêu cực. Đừng có tham lam quá, đừng có liều mạng, làm gì cũng phải nghĩ tới gia đình, bà con chòm xóm… người ta nhìn vào”. 

Nói chuyện với  cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của thành phố Đà Nẵng, ông Thanh có câu nói "để đời" nói về bệnh không dám nhận trách nhiệm cá nhân: “Không biết sợi dây kinh nghiệm nó dài bao nhiêu mà rút hoài không thấy hết”. Ông khuyên cán bộ một câu, lấy hình ảnh ví von nghe thì cười mà ngẫm ra thấy đâu là đừng có như con cá heo làm xiếc, người ta cho ăn thì mới làm.

Nói chuyện với mấy ông chồng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ, ông Bí thư Thành ủy đọc bài thơ “Đôi dép” nói lên tình nghĩa vợ chồng: “Cùng bước mòn, không kẻ thấp người cao/ Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp/ Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác/ Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia/ (…)/Hai mảnh đời thầm lặng bước song song/ Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc/ Chỉ còn một là không còn gì hết/ Nếu không tìm được chiếc thứ hai”. Rồi ông đưa ra con số thống kê 80% trẻ bỏ nhà đi lang thang, hoặc phạm pháp có hoàn cảnh gia đình bố mẹ mâu thuẫn. Sau buổi đó, gần 100 “vũ phu” tự nguyện viết đơn cam kết không tái phạm hành vi bạo hành với vợ.

Nói chuyện với thanh thiếu niên “chậm tiến”, ông Thanh nói đạo lý: “Gặp nhau thì chào, làm gì sai thì xin lỗi, cho cái gì thì phải cảm ơn. Có ba cái chuyện bé tí mà nói miết làm cũng không được hỏi làm chi nên chuyện lớn”. Rồi ông răn: “Mình là con người, con người khác con vật ở chỗ có lý trí. Các em có lòng tự ái rất cao, điều đó tốt, nhưng cũng phải có lòng tự trọng, phải biết sống bằng đồng tiền mồ hôi, nước mắt của mình”. Rồi ông nói viễn cảnh nếu thanh thiếu niên hư tái phạm: “Rồi các em sẽ thành cha, mẹ. Có con cái lớn lên ra đường bị bạn bè dè bỉu: Hui, cha mi là thằng cha ở tù. Nhục lắm. Hối hận thì đã muộn rồi”. Nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng còn tổ chức cho các thanh thiếu niên đi “tham quan” trại 05-06, trại giam Hòa Sơn “cho biết”.

Ông Nguyễn Bá Thanh đã trút hơi thở cuối cùng nhưng những câu nói của ông, những việc làm của ông sẽ còn mãi trong lòng người dân. “Không phải cái chi ông Thanh cũng tốt nhưng ổng nói được làm được là được” - nhân dân thừa nhận.

Đời người đâu phải như gió qua! Xin mượn chính câu dẫn của ông khi nói chuyện với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thành phố Đà Nẵng làm nén tâm nhang: “Sinh ra vốn dĩ là dân/ Phấn đấu dần dần cũng được thành quan/ Hết quan rồi lại hoàn dân/ Hoàn dân rồi lại dần dần vào quan…”.

 Thành lập Ban tổ chức Lễ tang ông Nguyễn Bá Thanh

Ông Phan Đình Trạc - Phó trưởng ban thường trực Ban Nội chính Trung ương - vừa ký Quyết định số 618/2015 về việc thành lập Ban Tổ chức Lễ tang cấp cao ông Nguyễn Bá Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Theo đó, căn cứ vào Nghị định số 105/2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức và ý kiến của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Lễ tang cấp cao đối với ông Nguyễn Bá Thanh, Ban Nội chính Trung ương quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang cấp cao gồm 17 thành viên:

1. Ông Tô Huy Rứa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương - Trưởng Ban;

2. Ông Phan Đình Trạc - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương - Ủy viên;

3. Ông Trần Văn Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương - Ủy viên;

4. Ông Nguyễn Doãn Khánh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương - Ủy viên;

5. Ông Phạm Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương - Ủy viên;

6. Ông Lê Minh Trí -  Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương - Ủy viên;

7. Ông Trần Thọ - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nẵng - Ủy viên;

8. Ông Nguyễn Đức Hải - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam - Ủy viên;

9. Ông Huỳnh Đức Thơ - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng - Ủy viên;

10. Ông Huỳnh Nghĩa - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng - Ủy viên;

11. Ông Lê Hồng Minh - Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Ban Nội chính Trung ương - Ủy viên;

12. Ông Phan Văn Tâm - Vụ trưởng Vụ Địa phương, Thư ký Trưởng Ban Nội chính Trung ương - Ủy viên;

13. Ông Hồ Kỳ Minh - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng - Ủy viên;

14. Ông Lê Văn Toàn - Bí thư Huyện ủy huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng - Ủy viên;

15. Ông Trần Quốc Hùng - Quận ủy viên, Bí thư Đảng ủy phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng - Ủy viên;

16. Ông Nguyễn Văn Toán - Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng - Ủy viên;

17. Ông Nguyễn Bá Bình - đại diện gia đình - Ủy viên.

Theo Ban Nội chính Trung ương, lễ viếng bắt đầu từ 14 giờ 30 ngày 14/2/2015 (26 tháng 12 âm lịch) tại nhà riêng, số 189 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Lễ truy điệu từ 9 giờ 30 ngày 16/2/2015 (28 tháng 12 âm lịch). An táng tại nghĩa trang của gia tộc, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.

Thế Kh

 

 

 

 

 

 

 

 

AFP

Hãng thông tấn AFP văn phòng Hà Nội đưa tin: …Sau khi ông [Nguyễn Bá Thanh] từ Mỹ trở về nước hồi tháng Một trên mạng đã có đồn đoán rằng ông bị đối thủ chính trị đầu độc bằng chất phóng xạ.

Nhà chức trách Việt Nam đã bác bỏ tin đồn này và nói ông mắc chứng rối loạn sinh tủy, một dạng ung thư.

Khác với quan chức của Đảng, ông Thanh được công chúng mến mộ. Người ta gọi ông là “Vua Đà Nẵng” và ông là nhân vật nổi tiếng, được cả giới đầu tư nước ngoài cũng như những người bán hàng rong ngưỡng mộ.

….Một số người chỉ trích nói ông điều hành Đà Nẵng kiểu độc tài và có một số cáo buộc tham nhũng, nhưng những người ủng hộ ông Thanh đã phản bác những điều đó.

Giới phân tích nói ông Thanh được đảng chuyển ra Hà Nội nhưng không gặt hái nhiều thành công trong cương vị mới là Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Việc bổ nhiệm ông vào vị trí mới với sứ mệnh chống tham nhũng có nhiều yếu tố khó lường theo đó ông đối diện với các lợi ích cố hữu trong đảng.

21:53

Cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói trong số 90 triệu dân Việt Nam còn nhiều người sắc sảo như ông 'Nguyễn Bá Thanh' nhưng đáng tiếc còn chưa nằm trong "bàn cờ" chính trị.

Thậm chí ông nói những người như vậy có thể bị loại ngay từ 'cấp cơ sở'.

Trao đổi qua truyền hình trực tuyến với BBC hôm 13/2 tại http://bit.ly/1J8EqCB, Giáo sư Thuyết nói:

"Một đất nước có đến 90 triệu người dân như Việt Nam thì không thiếu gì người sắc sảo, tài năng. Chỉ có điều họ có được để ý được không thì lại là chuyện khác.

"Họ cũng ở đâu đó trong dân chúng, trong số các bộ công chức và cả những người làm ở khu vực tư nhân nhưng mà họ chưa ở vào các con số được chú ý.

"Thường ở ta chú ý thì người ta chỉ chú ý một số quân cờ đã bày sẵn ở trên bàn chứ người ta không có cái nhìn rộng ra.

"Thường thì những người sắc sảo có khi cũng đã bị cản trở ngay ở cấp dưới, cấp cơ sở rằng."

Giáo sư Thuyết cũng nói chuyện một người chỉ ngang cấp bộ trưởng và là một trong hàng trăm ủy viên Trung ương ở Việt Nam nhưng được nhiều người dân quan tâm, mến mộ như ông Thanh là điều đáng nói.

"Ông ốm đau người dân rất quan tâm. Ông về Đà Nẵng thì người dân người ta đội gió đội sương người ta đi đón ông rất là đông.

"Tôi phải nói là điều đó chứng tỏ người dân người ta mến mộ ông Nguyễn Bá Thanh.

"Thứ hai nữa, có một phần nữa là nhiều người dân người ta cũng bất bình, người ta cũng chia sẻ với ông Nguyễn Bá Thanh về những trở ngại ông gặp phải trên đường công tác của ông ấy."

FACEBOOK21:20

Nhà báo Huy Đức

Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook cá nhân: Không nên đánh giá một chính trị gia ở cái ghế ông ấy ngồi là cao hay thấp mà ở di sản của ông ấy là gì. Ông Nguyễn Bá Thanh đã không thành công trong nghĩa chui quá sâu và leo quá cao. Tuy nhiên, nếu như phần lớn những người trong Đảng của ông cho dù đã ngồi vào những chiếc ghế rất cao đã và đang nhanh chóng bị lãng quên thì ông Thanh sẽ còn được nhắc tới [có thể sự nhắc tới đó là sự đánh giá lại khi người dân có đủ thông tin]. Ông Nguyễn Bá Thanh đã để lại một di sản không nhỏ, cả vật chất lẫn tinh thần, và không chỉ ở Đà Nẵng.

FACEBOOK21:20

Phuong Quoc Hai

Nước sông Hàn tuy sâu không "hiểm" - Nước sông Hồng tuy cạn mà "thâm"

FACEBOOK21:20

Phuong Lam

Từ hôm Bác Thanh về không thấy tứ trụ nào đến thăm?

FACEBOOK21:10

Trên Facebook của BBC, các độc giả viết:

Nguyenphuc Pianist: Tiếc cho 1 quan tốt. Quan tốt thì kết cục không tốt. Còn lũ quan heo thì ngày càng mập.

Chiêm bao bờ cỏ: Tình cảm của người dân đối với ông Thanh ở khía cạnh nào đó phản ảnh cái bế tắc của xã hội hiện nay. Một quan chức làm được những việc như ông Thanh, lẽ ra là điều bình thường, thậm chí là đòi hỏi chính đáng đối với cương vị của họ. Nhưng hiện nay, đó là điều quá cá biệt. Có người cho rằng so với hàng vạn quan chức chỉ biết ăn và phá, thì một ông quan từng làm được gì đó đáng được trân trọng và nên bỏ qua những điều khác... Cách nhận định đó tai hại hơn người ta có thể tưởng.

FACEBOOK21:10

Huong Kieu

So với Đả hổ diệt ruồi khiến hàng trăm ngàn quan tham của TQ phải nhảy lầu tự tử hoặc vướng vòng tù tội thì cái chết của NBT và việc Tổng biên tập Kim Quốc Hoa bị bắt thì con đường chống tham nhũng của đảng CS đã thất bại toàn diện.

BLOG19:40

Giáo sư Carl Thayer

Bình luận về sự ra đi của ông Nguyễn Bá Thanh, Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc nhận xét với BBC tiếng Việt vào tối 13/02 giờ Úc:

Mặc dù cá nhân tôi chưa gặp ông Nguyễn Bá Thanh nhưng tôi đã đọc một công trình nghiên cứu không được công bố về dân chủ cơ sở của tác giả là người Việt có nhận xét và bình luận tốt về ông trong sáng kiến cho bầu cử trực tiếp giới chức cấp địa phương với Đà Nẵng là hình mẫu để áp dụng ra toàn quốc. Ông Bá Thanh được người dân ở địa phương quí mến và việc làm trong nỗ lực cải cách chính trị của ông thu hút sự chú ý trên toàn quốc.

Ông Bá Thanh được đưa ra Hà Nội để hỗ trợ Tổng Bí thư Trọng trong nỗ lực chống tham nhũng và việc ông ra trung ương dường như không thành công lắm. Chúng ta có thể thấy là việc ông lâm bệnh có thể ảnh hưởng tới công việc được giao của ông, nhất là trong bối cảnh có đấu đá nội bộ ở trung ương với các cáo buộc là có những khoản tiền hoa hồng bôi trơn cho các dự án xây dựng vốn đem lại hình ảnh hiện đại và mới mẻ cho Đà Nẵng.

Nhìn chung thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có một nghị trình mà tôi được nghe nói là khoảng trên dưới 20 đại án tham nhũng mà ông Trọng muốn xử lý‎‎. Trong quá khứ tại Việt Nam, chúng ta đã thấy có việc chĩa mũi vào các phe nhóm. Kể như đây là việc đổ máu đã bị ngưng lại trước khi một bên bị tổn thương nhiều hơn bên kia. Trong trường hợp này dường như là sức nặng đè lên mạng lưới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khiến đã tạo ra việc phản pháo.

Trả lời câu hỏi của BBC tiếng Việt về việc có người khác ngồi ghế trưởng ban nội chính thay ông Nguyễn Bá Thanh và từ nay tới Đại hội 12 nỗ lực chống tham nhũng sẽ đi về đâu, ông Thayer nói:

Từ nay tới Đại hội Đảng 12 không có nhiều thời gian để đạt được kết quả đáng kể vì sẽ có những nỗ lực cản trở chiến dịch chống tham nhũng từ bên trong nhằm để đà chống tham nhũng không đi quá xa và lịch sử đã chứng minh rằng không thể đi quá xa [trong nỗ lực chống tham nhũng] đối với các ghế quan trọng nhất mà họ có khả năng đi tiếp.

Cho nên bất kỳ ai ngồi vào vị trí đó [Trưởng ban Nội chính Trung ương] sẽ bị “bẻ nanh” hay nói cách khác là bị vô hiệu hóa và sẽ gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ từ nay tới Đại hội Đảng 12.

19:34

Nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam Jonathan London viết:

"Là một người của Đảng, sự sốt sắng và tính cách thích thử nghiệm đổi mới của ông Nguyễn Bá Thanh vốn nhấn mạnh chính phủ cần minh bạch và hiệu quả sẽ là điều được nhiều người ủng hộ ông nhớ tiếc.

Trong số những phẩm chất đáng chú ý nhất của Nguyễn Bá Thanh là khả năng có những cuộc nói chuyện rất dài - đôi lúc kéo dài tới ba giờ đồng hồ - nhưng thật tự nhiên, có sức thuyết phục, và tính vui tươi, hài hước của ông đã làm cho những diễn văn và các tuyên ngôn của ông trở nên ngoạn mục, giành được cho ông sự ngưỡng mộ và tôn trọng đến mức phải ganh tị ngay giữa những người hoài nghi ông.

Nguyễn Bá Thanh sẽ được nhớ đến rộng rãi, khắp nơi trên toàn Việt Nam."


'Nguyễn Bá Thanh sẽ được nhớ mãi'

19:21

Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, Chủ tịch Hội đồng hương Đà Nẵng tại thành phố Hồ Chí Minh, nói với BBC về hình ảnh ông Nguyễn Bá Thanh trong lòng người Đà Nẵng.

“Thành phố Đà Nẵng phát triển, gắn liền với cái tên anh Nguyễn Bá Thanh. Mặc dù sự phát triển đi lên của quê hương là thành quả của tập thể, của nhiều lãnh đạo, nhưng dấu ấn của anh Nguyễn Bá Thanh rất đậm nét.

Dưới thời anh lãnh đạo, anh đã quy hoạch Đà Nẵng thành nơi cân đối giữa thành thị và nông thôn, cơ sở hạ tầng rất chuẩn mực. Khi du khách đến, họ cảm thấy ngỡ ngàng khâm phục vị sự êm đềm, trong lành. Thành phố tạo cho người ta cảm giác thanh bình. Đà Nẵng cũng xây dựng nếp sống văn hóa, con người thân thiện, gần gũi.

Việc giải tỏa những khu nhà ổ chuột, thường được gọi nôm na là khu quận Ba của Đà Nẵng. Anh Bá Thanh đã mạnh dạn cải tạo cả khu đó, đưa bà con lên ở những khu hộ tập thể cao tầng. Bây giờ khu lụp sụp kia đã trở thành khu phố du lịch khang trang.

Anh có chính sách 5 không 3 có, gồm những điều như không để có người mù chữ, ăn xin, không cướp của, giết người…

Đà Nẵng nay được mệnh danh là thành phố của những chiếc cầu. Trước đây chỉ có cầu Sông Hàn, nay có hàng loạt cây cầu làm tăng vẻ đẹp, mà mới nhất là cầu Rồng.

Anh cũng có những chính sách về con người rất hay. Anh quan tâm những người lao động chân tay, lái xe ôm. Hay với tội phạm thanh thiếu niên, anh đưa các cháu đi tham quan trại giam để răn đe, giáo dục. Với đàn ông vũ phu đánh vợ, anh tập trung các ông đó lại, giáo dục, răn đe, sau đó nhiều ông không còn thói hư tật xấu nữa.

Tôi là bác sĩ, nên trước sự ra đi của con người, lương tâm của người thầy thuốc luôn ray rứt. Anh Bá Thanh vốn là người cao to khỏe mạnh, chơi thể thao rất giỏi. Không ai nghĩ bệnh tật lại quật ngã anh trong thời gian ngắn như thế.

Tôi luôn dành cho anh cái nhìn kính yêu, như nhìn một người tâm huyết cho quê hương, đất nước. Tôi nghĩ đó cũng là tâm trạng chung của bà con Đà Nẵng.”

 


Ngày cập nhật 2015/03/13 Tác giả: nhadatphucankhang





Hỗ trợ trực tuyến

 

0835570473 - Họa sĩ Minh Tâm vẽ tranh Phong Thủy và Tôn Giáo

---

0938168807 (Marina)

Hình Ảnh Dự Án

Liên Kết Website

BACK TO TOP