Việt Nam thất thế về mặt chiến lược quân sự?

Description: HQ183 Ho Chi Minh City Vietnam navy 2

Tác giả: Shang-su Wu | Biên dịch: Trần Anh Phúc

Sự đầu tư đáng kể gần đây của Việt Nam vào khí tài quân sự là nhằm mục đích đối phó với một môi trường chiến lược đang biến chuyển. Nhưng liệu điều đó có tạo nên bất kỳ khác biệt đáng kể nào trong việc cân bằng lại sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở biển Đông hay không?

Trong mười năm qua, Việt Nam đặc biệt tập trung các khoản đầu tư quốc phòng vào năng lực không quân và hải quân, bao gồm việc mua máy bay ném bom chiến đấu Su-30MK2, tàu ngầm Project 636, cùng với một số loại tên lửa và tàu nổi.

Những vụ mua khí tài này có thể cho thấy khuynh hướng của Việt Nam trong việc theo đuổi một chiến lược chống tiếp cận và phong tỏa khu vực (A2/AD – anti-access and area denial) nhằm ngăn chặn sự tiếp cận hoặc các hoạt động của nước ngoài trong lãnh hải của Việt Nam. Nhưng trước sức mạnh quân sự vượt trội của Trung Quốc, các vụ mua sắm quân sự của Việt Nam dường như không đủ để theo đuổi chiến lược A2/AD và có thể không đạt được mục tiêu như dự định.

Thứ nhất, tuy hoạt động giám sát là yếu tố mấu chốt cho chiến lược “phong tỏa” (denial), nhưng tiềm lực hiện có của Việt Nam cho việc giám sát hàng hải lại có nguy cơ dễ bị tổn thương. Hà Nội đã tăng cường ba loại máy bay giám sát hàng hải (DHC-6-400, M-28P và C-212) cho lực lượng không quân và cảnh sát biển. Tuy nhiên, các máy bay cánh quạt có tốc độ chậm dễ trở thành con mồi cho tên lửa không đối không tầm ngắn (beyond-vision-range missiles) của các máy bay chiến đấu Trung Quốc và cả tên lửa đất-đối-không (SAMs) tầm xa của các tàu nổi.

Mặc dù Hà Nội đã đưa vào hoạt động một vệ tinh viễn thám sử dụng công nghệ và bộ máy quản lý của Pháp, nhưng chức năng của nó cho các hoạt động phong tỏa có thể bị hạn chế. Vệ tinh viễn thám sẽ theo dõi thông tin địa lý và địa chất chứ không phải là thông tin tình báo theo chế độ thời gian thực về vị trí của các tàu Trung Quốc. Ngoài ra, lực lượng quản lý vệ tinh của Pháp có thể không hợp tác đáp ứng các yêu cầu quân sự của Hà Nội do chịu áp lực từ phía Bắc Kinh. Nếu những hệ thống giám sát trên không đó không thể tìm kiếm mục tiêu hàng hải trong chiến tranh, hầu hết các đơn vị không kích của Việt Nam sẽ cần phải tự tìm mục tiêu của mình và khả năng phân phối hỏa lực một cách tối ưu sẽ kém hơn.

Thứ hai, Việt Nam có số lượng hệ thống vũ khí tinh vi ít hơn so với Trung Quốc. Lực lượng tàu ngầm, tàu nổi và máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và thứ tư của Việt Nam thậm chí chưa bằng một nửa so với của Quân khu Quảng Châu. Điều này khiến quân đội Việt Nam đối mặt với khả năng thua thiệt lớn hơn, cho thấy sự bất lợi nếu xảy ra một cuộc chiến tranh kiểu tiêu hao sinh lực địch. Tàu ngầm Việt Nam có thể vượt qua được các bất lợi nhất định do sự không cân xứng trong ngắn hạn nhưng sẽ gặp khó khăn trong dài hạn. Hạm đội Nam Hải của Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) cũng có thể triển khai tàu ngầm bên ngoài các căn cứ hải quân lớn của Việt Nam như vịnh Cam Ranh để giám sát hoạt động của tàu ngầm Việt Nam.

Thứ ba, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều mua của Nga một số hệ thống vũ khí tương tự nhau, như Su-30MK2, tàu ngầm Project 636 và tên lửa đất đối không S-300 PMU-1 SAMs. Nhờ việc mua trước và do kỹ thuật sao chép có tiếng của Trung Quốc, các lực lượng Trung Quốc đã có thể nắm bắt đầy đủ việc vận hành và đặc điểm của các hệ thống vũ khí này, trong khi Việt Nam lại không thể. Kết quả là, Hà Nội có thể mất đi một số yếu tố bất ngờ chiến thuật vốn được cho là sẽ bù đắp cho sự thua kém về số lượng của Việt Nam. Tóm lại, sự hiện đại hóa quân sự của Việt Nam có thể không đạt được mục tiêu chiến lược A2AD.

Cuối cùng, những hạn chế ngân sách trong nước cũng cho thấy khả năng tiếp tục các vụ mua sắm vũ khí quân sự lớn là khó xảy ra. Như vậy, Việt Nam sẽ khó có thể sở hữu tiềm lực đáng kể trong tương lai gần.

Tuy nhiên, dù nỗ lực về quốc phòng của Hà Nội có thể không ngăn chặn hiệu quả sức mạnh quân sự hùng hậu của Bắc Kinh, nhưng nó cũng mang lại một số giá trị chiến lược. Thứ nhất, Việt Nam có thể răn đe Trung Quốc tốt hơn nhiều so với trước đây. So với cuối thế kỷ trước, các yếu tố khiến Bắc Kinh cân nhắc không sử dụng vũ lực đối với Việt Nam hiện lớn hơn nhiều. Để đảm bảo một kết quả thành công, PLA sẽ phải triển khai nhiều đơn vị hơn để đối phó với quân đội Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều đơn vị sẽ làm giảm sự bất ngờ chiến lược và để lại ấn tượng về một Trung Quốc hung hãn hơn trong mắt cộng đồng quốc tế. Tương tự như Philippines – một quốc gia “tiền tuyến” khác đang phải đối mặt với áp lực chiến lược từ Trung Quốc – vốn đã củng cố nền quốc phòng của mình thông qua Hiệp định Tăng cường Hợp tác Quốc phòng (EDCA) với Hoa Kỳ, sự đầu tư quốc phòng đáng kể của Việt Nam có thể giúp nước này trở thành một con mồi khó xơi hơn đối với sự bành trướng hay hung hăng của Trung Quốc.

Thứ hai, việc hiện đại hóa quân sự của Hà Nội có thể đóng vai trò như một con bài mặc cả trong đàm phán về hợp tác an ninh với các cường quốc khác. Đầu tư vào quốc phòng của Việt Nam có thể cắt giảm chi phí can thiệp và đảm bảo cam kết của Việt Nam đối với khả năng tự phòng thủ thay vì phải phụ thuộc hoàn toàn (vào các nước đối tác). Điều này sẽ làm tăng khả năng Việt Nam nhận được sự răn đe mở rộng (extended deterrence – tức khả năng răn đe do một bên thứ ba cung cấp – NBT) hoặc can thiệp từ một bên thứ ba. Điều này sẽ giúp cải thiện cán cân quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng trong bối cảnh tiềm lực kinh tế và quân sự của Bắc Kinh ngày càng gia tăng, bên thứ ba có thể ngần ngại trong việc hỗ trợ Việt Nam do lo ngại phải trả giá cao cho sự đối đầu.

Nhìn chung, sự hiện đại hóa quân sự của Việt Nam đã không thay đổi đáng kể thái độ của nước này đối với Bắc Kinh. Bất chấp căng thẳng do các yêu sách lãnh thổ mâu thuẫn nhau, giới ra quyết sách của Việt Nam vẫn duy trì liên lạc với các đối tác Trung Quốc qua kênh đảng và các kênh khác. Cân nhắc đến mối quan hệ kinh tế song phương và khả năng quân sự yếu hơn, Hà Nội có thể vẫn duy trì giọng điệu thận trọng trong quan hệ với Bắc Kinh.

Shang-su Wu là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.

Biên tập: Bùi Thu Thảo | Bản gốc tiếng Anh: East Asia Forum

Is Vietnam in denial on military strategy?

30 October 2014

Author: Shang-su Wu, RSIS

Vietnam’s recent, and significant, investment in military hardware is aimed at coping with a changing strategic environment. But will it make any significant difference in balancing against China’s military might in the South China Sea?

Description: A Chinese coast guard vessel near the area of China's oil drilling rig in disputed waters in the South China Sea, off shore Vietnam, 14 May 2014. (Photo: AAP)

Over the last ten years, Vietnam has been especially focusing defence investment in its air and naval capability. This has included the purchase of Su-30MK2 fighter bombers, Project 636 submarines, as well as several types of surface vessels and missiles. These purchases may reveal Vietnam’s inclination towards an anti-access and area denial (A2/AD) strategy aimed at preventing foreign access or activities in its territorial waters. But in the face of the superior Chinese military power, Vietnam’s military procurements appear inadequate for pursuing an A2/AD strategy and may not achieve their intended goal.

First, as surveillance is the key for a ‘denial’ strategy, Vietnam’s existing platforms for maritime surveillance are potentially vulnerable. Hanoi has introduced three types of maritime surveillance aircraft (DHC-6-400, M-28P and C-212) for its air force and coast guard. But these slow propeller-powered aircraft are easy prey for Chinese fighters’ beyond-vision-range missiles, and even surface vessels’ long-range surface-to-air missiles (SAMs). Although Hanoi has launched a remote sensing satellite using French technology and management, its function for denial operation could be limited. The remote sensing satellite is to scrutinise geographic and geologic information rather than real time intelligence on the location of Chinese vessels. Additionally, the French management of the satellite may not cooperate with Hanoi’s military demands due to pressure from Beijing’s. If those aerial surveillance platforms are unable to search maritime targets during warfare, most Vietnamese strike units would need to find their own targets, and an optimal distribution of fire power would be less likely.

Second, Vietnam has a smaller number of sophisticated weapon systems than China. In terms of the third and fourth generation fighters, surface vessels and submarines, Vietnamese forces have even less than half of those in the Guangzhou Military Region. This leaves the Vietnamese military with a smaller margin for loss, presenting a disadvantage in attrition war. Vietnamese submarines may overcome certain asymmetrical disadvantages in the short term but would struggle in the long term. The People’s Liberation Army Navy’s (PLAN) South Sea Fleet could also deploy submarines outside major Vietnamese naval bases, such as Cam Ranh Bay, to monitor their operation.

Third, both Hanoi and Beijing procured several similar Russian weapon systems, such as the Su-30MK2, Project 636 submarines and S-300 PMU-1 SAMs. Due to the earlier purchase and China’s famous reverse engineering, the Chinese forces can already grasp the complete performance and characteristics of these weapon systems — Vietnam can’t. As a result, Hanoi may lose some tactical surprises which are supposed to compensate for their quantitative inferiority. In sum, Vietnam’s military modernisation may not achieve an A2AD strategic goal.

Finally, domestic budget constraints also suggest that another wave of massive military hardware procurement is unlikely. As such, it is unlikely that Vietnam will possess substantial capabilities in the foreseeable future.

Nevertheless, although Hanoi’s effort on defence may not effectively check Beijing’s massive military power, it does provide some strategic value. First, Vietnam is able to deter China much better than before. Compared to the end of the last century, the disincentives for Beijing using force against Vietnam are much greater. In order to ensure a successful outcome, the PLA would have to deploy more units to counter its Vietnamese counterparts. But more units would decrease strategic surprises and leave a more aggressive impression of China among the international community. As the Philippines — another ‘frontline’ state facing China’s strategic pressure — strengthens its defence through the Enhance Defence Cooperation Agreement (EDCA) with the United States, Vietnam’s considerable investment in defence could make it harder prey for China’s expansion or assertiveness.

Second, Hanoi’s military modernisation may serve as a bargain chip in negotiation with other powers for security cooperation. Vietnam’s investment in defence could lower the cost of intervention and ensure its commitment to defence rather than overall dependence. This would increase the possibility of extended deterrence or external intervention from a third party. And it would improve the military balance between Vietnam and China. But in view of Beijing’s increasing economic and military capability, a third party power may hesitate to support Hanoi in fear of the high costs of confrontation.

Overall, Hanoi’s military modernisation has not dramatically changed its attitude toward Beijing. Despite tension over conflicting territorial claims, Vietnamese decision makers still contact their Chinese counterparts through party-to-party and other channels. Considering the bilateral economic ties and inferior military capability, Hanoi may continue with a cautious tone in its relations with Beijing.

Dr Wu Shang-Su is Research Fellow at the Institute of Defence and Strategic Studies, S. Rajaratnam School of International Studies, Nanyang Technological University, Singapore.

 


Ngày cập nhật 2015/01/15 Tác giả: nhadatphucankhang





Hỗ trợ trực tuyến

 

0835570473 - Họa sĩ Minh Tâm vẽ tranh Phong Thủy và Tôn Giáo

---

0938168807 (Marina)

Hình Ảnh Dự Án

Liên Kết Website

BACK TO TOP